Chương 3- Chiến Tranh Việt Nam
Chương 3
hư phần đầu vừa đã trình bày, từ 1941, Việt Minh đã tổ chức các chiến
khu Việt Bắc, và qua 1944 tới đầu 1945, nhờ những tin tức do Nga sô cung
cấp nên Việt Minh biết chắc thế nào Nhật cũng thua, Đồng minh cũng
thắng, họ bèn tuyên bố đứng hẳn về phía Đồng minh kháng Nhật.
Nhờ chiêu bài này mà họ bắt liên lạc với quân đội giải phóng Pháp của
tướng De Gaulle để xin cung cấp vũ khí, đồng thời được các nhân viên
tình báo Hoa Kỳ và Anh quốc nhảy dù xuống chiến khu giúp tổ chức, nên
Việt Minh đã thu được một số khí giới đáng kể, nhất là qua dịp Nhật đảo
chính Pháp ở Đông Dương đêm 9-3-1945, và ngay sau khi Nhật tuyên bố đầu
hàng.
Đêm Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương thì Việt Minh chặn đường toán quân
Pháp để tước khi giới. Còn sau khi Nhật đầu hàng thì Việt Minh tại
nhiều nơi, đã tràn vào các trại lính Bảo An của chính quyền Trần Trọng
Kim để tịch thu vũ khí.
Có khí giới trong tay, Việt Minh thị uy và bắt đầu khủng bố các phần tử
đối lập - đặc biệt trong hàng ngũ Đệ tứ quốc tế cùng những thành phần
khác tỏ thái độ chống đối họ.
Có khí giới, lại biết cướp lấy cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh để cướp
chính quyền, dầu chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận,
Việt Minh vẫn trở thành kẻ mạnh nhất ở Việt Nam hồi bấy giờ, dồn những
đảng đối lập và thành phần có tư tưởng quốc gia vào thế thụ động.
Cuộc cướp chính quyền của Việt Minh hồi tháng 8-1945, sở dĩ thành công
may mắn, trước hết là nhờ Việt Nam có một lịch sử đấu tranh liên tục mà
trong đó, máu của nhiều chiến sĩ bất phân tôn giáo, chủ nghĩa, mầu sắc
chính trị đổ ra.
Thứ đến là nhờ lòng yêu nước thúc đẩy toàn dân đoàn kết nhất trí, tuy
biết thành phần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là những người Cộng sản, và lá
cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho sắt máu, mở màn những thảm trạng xảy ra ở
Nga sô trong thời Cách mạng Tháng Mười 1917.
Bằng chứng hủng hồn của sự đoàn kết nhất trí này là kết quả các vụ lạc
quyên, tuần lễ vàng, Quỹ Độc Lập v.v... thu được nhiều triệu bạc Đông
Dương và trên 400 kí lô vàng. Số đồng bạc này chắc chắn không phải của
giai cấp bần cố nông, cũng không phải do các đảng viên Cộng sản đóng
góp, vì bần cố nông thì bị bóc lột tận xương tận tuỷ hàng thế kỷ qua, và
vừa chịu một trận đói liểng xiểng hồi giữa năm 1945; còn đảng viên Cộng
sản lúc bấy giờ chưa nhiều lắm.
Sự đoàn kết nhất trí và lòng hăng say giết giặc của toàn dân còn được
thế hiện ngay những ngày đầu khi hay tin thực dân Pháp trở lại Đông
Dương với âm mưu đặt ách thống trị. Hồi này, gái trai hăng hái tập luyện
quân sự, tự sắm lấy vũ khí thô sơ như giáo mác, gươm phạng, gậy tầm
vông vót nhọn v.v... Họ chỉ nghĩ đến chuyện đánh Pháp, chống Pháp chứ
không nghĩ đến chuyện bị Việt Minh khủng bố.
Nhiều người khẳng định rằng hồi tháng 8-1945, tình hình thế giới và
trong nước biến chuyển rất thuận lợi cho việc cướp chính quyền, giả sử
Việt Minh không dùng chính sách khủng bố các phần tử quốc gia khác màu
sắc chính trị, đừng đặt quá mặng vào vấn đề chủ nghĩa, và biết thực tâm
đoàn kết với tất cả mọi người, mọi giới, mọi thành phần để củng cố nền
độc lập vừa mới giành lại được thì chắc cuộc chiến tranh Việt - Pháp kết
thúc nhanh chóng hơn, vì Pháp khó có thể lợi dụng một số người Việt để
đề ra chiêu bài này, chiêu bài nọ, làm phân hóa hàng ngũ nhân dân Việt
Nam.
Những nhà viết sử có thể nêu lên mấy trường hợp điển hình sau đây để
minh chứng rằng Việt Minh không thực tâm đoàn kết với các đảng phải
chính trị và những thành phần có tư tưởng quốc gia đối lập:
Trước hết, Việt Minh tự ý triệu tập hội nghị ở Tân Trào vào những ngày
16, 17-8-1945 để bầu Ủy ban Dân tộc Giải phóng, sau đó biến nó thành
Chính phủ Lâm thời.
Chính phủ lâm thời này không được các đảng phái quốc gia công nhận và
lên tiếng chống đối, vì hầu hết gồm toàn đảng viên Cộng sản cao cấp, nắm
giữ tất cả các Bộ quan trọng:
- Hồ Chí Minh: Chủ tịch kiêm Ngoại giao
- Võ Nguyên Giáp: Bộ trưởng Nội vụ
- Chu văn Tấn: Bộ trưởng Quốc phòng
- Trần Huy Liệu: Bộ trưởng Thông tin, tuyên truyền
- Phạm văn Đồng: Bộ trưởng Tài chính
- Vũ Trọng Khánh: Bộ trưởng Tư pháp v.v.
Mãi đến ngày 27-8-1945, khi hay tin quân đội Trung Hoa dưới quyền chỉ
huy của tướng Lư Hán sắp tràn vào Bắc Việt, Việt Minh mới chấp nhận đòi
hỏi của những thành phần đối lập, tuyên cáo quyết định cải tổ Nội các,
mời thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ, nói rằng “Để cùng nhau gánh
vác nhiệm vụ nặng nề mà quốc dân đã giao phó”.
Dầu thành phần chính phủ và Quốc hội được mở rộng, một số nhân vật quốc
gia được mời tham gia, nhưng lại bị Việt Minh bao biện hết tất cả,
không trao cho thực quyền, chỉ ngồi đó với tính cách tượng trưng theo
kiểu “ngồi chơi xơi nước”. Trong lúc đó, guồng máy công an Việt Minh lại
hoạt động đắc lực, khủng bố vẫn tiếp diễn đối với mọi thành phần quốc
gia.
Sự khủng bố này càng trở nên cao độ khi quân đội Trung Hoa Quốc Gia
dưới quyền chỉ huy của tướng Lư Hán rút hết về Tàu (10-6-1946), và cùng
với sự rút quân này, các nhân vật quốc gia tham dự chính quyền Việt Minh
hồi bấy giờ như cụ Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh
v.v..., cũng phải tìm cách bỏ xứ lưu vong ra hải ngoại.
Thứ đến, trước và sau ngày khởi nghĩa, khắp ba kỳ Nam - Trung - Bắc,
nhiều phần tử quốc gia bị thủ tiêu, bị bắt cóc, bị nhốt vào những trại
giam nơi rừng sâu nước độc. Trong số những nhân vật bị giết có Tạ thu
Thâu, thuộc Đệ tứ quốc tế.
Dầu bị khủng bố, bị gạt hẳn ra ngoài chính quyền, nhưng khi cuộc chiến
tranh Việt-Pháp bùng nổ thì các phần tử quốc gia vẫn hăng hái đứng chung
hàng ngũ, chịu sự lãnh đạo của Việt Minh để kháng chiến chống Pháp. Do
đó, điều bất mãn nhất đối với các phần tử quốc gia có lẽ hai hiệp định
do Chính phủ Việt Minh ký kết với thực dân Pháp. Hiệp định thứ nhất gọi
là hiệp định sơ bộ 6-3-1946 ký kết tại Đà Lạt; và hiệp định thứ hai là
tạm ước Fontainebleau do Hồ Chí Minh ký với Bộ trưởng thuộc địa Pháp
Moutet tại Paris hôm 24 -7-1946.
Đối với các phần tử quốc gia, hai hiệp định này là những nhượng bộ quá
đáng, làm thiệt hai nặng nề đến quyền lợi quốc gia dân tộc, khơi mào cho
cuộc chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ toàn diện, và kéo dài gần 10 năm
trời mới chấm dứt.
Những phần tử quốc gia kết luận rằng nhờ hiệp định sơ bộ 6-3-1946 ký
kết tại Đà Lạt nên thực dân Pháp mới được phép đổ quân lên Hải Phòng -
Hà Nội và nhiều tỉnh lỵ khác. Sau đó, tạm ước Fontainebleau giúp quân
Pháp tiến hành chiến tranh một cách ngon lành hơn, mở màn cho những can
thiệp quốc tế vào Việt Nam, và biến chiến tranh Việt Nam thành tầm vóc
rộng lớn nhất hiện nay.
Điều phần uất nhất đối với các phần tử quốc gia là trong việc ký kết
hai hiệp ước với Pháp, Việt Minh còn có âm mưu sâu xa là hòa hoãn với
thực dân để rảnh tay tiêu diệt những thành phần đối lập, mặc dầu hồi đó,
Hồ Chí Minh đã nhiều lần giải thích rằng sở dĩ phải ký hiệp ước và tạm
ước với Pháp vì Việt Nam chưa đủ lực lượng đánh Pháp, nên hòa hoãn là
thượng sách.
Lời giải thích của Hồ Chí Minh bị các phần tử chống đối cho là không
sát với tình hình thực tế hồi bấy giờ, vì sau Đệ nhị thế chiến kết thúc,
phong trào giải phóng tại các nước nhược tiểu bị trị lên rất cao, khiến
chế độ thực dân phải cáo chung.
Riêng tại Việt Nam vì thực dân Pháp ngoan cố, lạc hậu, hiểu lầm sức
mạnh tinh thần và lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, nên mới dại dột
cho quân đổ bộ Sài gòn rồi tràn xuống lục tỉnh, và ngay lúc đầu, đã vấp
phải lực lượng chiến đấu hùng hậu của quần chúng.
Những phần tử chống đối này lấy cuộc Nam Bộ kháng chiến ra dẫn chứng
rằng cuộc Nam Bộ kháng chiến hồi 1945-1946 đã viết cho Việt Nam những
trang sử oai hùng, và nếu không vì hiệp ước sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước
Fontainebleau 14-9-1946 thì chắc thực dân Pháp đã phải cuốn gói mau lẹ
rút lui khỏi Việt Nam.
Trước con mắt của các đảng phái, giáo phái và những thành phần quốc
gia, họ nhận thấy Việt Minh coi nặng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa Cộng
sản hơn sự nghiệp đánh đuổi thực dân Pháp, kiện toàn nền độc lập còn quá
trẻ trung, nên có một số đâm ra lúng túng, một số khác chùm mền hoặc bỏ
nước trốn ra ngoại quốc. Cũng có những phần tử bắt tay với thực dân, đi
lính chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Pháp.
Thấy nội bộ Việt Nam lủng củng, chia rẽ, thực dân Pháp bên lợi dụng.
Trước hết, họ thành lập tại Sài gòn Chính phú Nam Kỳ quốc, muốn tách rời
Nam Kỳ thành một quốc gia riêng biệt. Về sau, thấy giải pháp này không
ổn, vì thiếu danh chính ngôn thuận để quy tụ những thành phần quốc gia
chống đối Việt Minh, nên thực dân Pháp mới tính chuyện đưa Cựu Hoàng Bảo
Đại trở lại chính trường Việt Nam.
Cựu Hoàng Bảo Đại từ ngày được quân đội của tướng Lư Hán bí mật cho ra
phi trường Gia Lâm để lên phi cơ đi Còn Minh, sau đó không trở về nước
nữa, và vẫn sống âm thầm ở Hương Cảng.
Năm 1949, sau nhiều cuộc tiếp xúc với Pháp, ông Bảo Đại ký kết với Pháp
thỏa ưóc 8-5-1949 và đến ngày 3-10-1949 Pháp tuyên bố trao trả độc lập
cho Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Quốc trưởng Bảo Đại.
Từ ngày giải pháp Bảo Đại ra đời, trên danh nghĩa, Chính phủ Việt Minh
coi như không còn nữa; nhưng trên thực tế, Chính phủ này vẫn tồn tại ở
chiến khu Việt Bắc, vẫn tiếp tục đánh nhau với Pháp.
Cũng kể từ ngày giải pháp Bảo Đại ra đời, cuộc tranh chấp cục bộ tại
Việt Nam bước qua một hình thức mới, không còn là chuyện đấu tranh giữa
các chính đảng bất đồng chủ nghĩa nữa, mà là giữa những kẻ theo Pháp và
những người chống Pháp.
Hồi này, chính phủ Việt Minh vẫn là một chính phủ bị cô lập hoàn toàn
về cả hai phương diện đối nội và đối ngoại. Đối nội, họ không có thủ đô,
phải lẩn khuất nay đây mai đó trong các chiến khu cùng rừng núi Việt
Bắc; còn đối ngoại thì chưa được một quốc gia nào trên thế giới công
nhận, kể cả Nga Sô. Mãi tới cuối năm 1949 và đầu năm 1950, khi Cộng sản
thôn tính trọn vẹn lãnh thổ Trung Hoa, thiết lập chế độ Cộng hòa nhân
dân, chính phủ Việt Minh mới có tên tuổi trên thế giới, nhờ sự nhìn nhận
của Trung Cộng, Nga sô và các nước Cộng sản khác ở Đông Âu.
Từ ngày Hoa lục rơi vào tay Cộng sản, Chính phủ Việt Minh nhờ được viện
trợ trực tiếp nhiều súng ống đạn dược nên chuyển từ thế chống cự sang
thế phản công, đánh thắng thực dân Pháp nhiều trận như trận Đông Triều,
trận Ninh Binh, trận Nà Sản, trận Hòa Bình v.v...
Cũng nhờ Hoa lục rơi vào tay Cộng sản, mà Việt Minh gỡ được nhiều thế kẹt khác, trong đó mặt kinh tế tài chính và thương mại.
Về kinh tế, như mọi người đều biết, miền Trung và miền Bắc nghèo nàn,
ít ruộng đất, nên trong những năm kháng chiến, dù Việt Minh triệt để hô
hào và bắt buộc quần chúng phải tăng gia sản xuất, không được bỏ hoang
một tấc đất, song kết quả dân vẫn ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.
Đã
thế, lại còn bị máy bay Pháp oanh tạc liên miên, cản trở việc dân chúng
ra đồng cày bừa, có nhiều nơi, tới mùa lúa chín, bị bom xăng đặc của
Pháp thả xuống đốt cháy rụi.
Vì phương diện kỹ nghệ, hồi bấy giờ vì phải tập trung mọi nỗ lực vào
công cuộc kháng chiến chống Pháp, nên trong vùng Việt Minh kiểm soát
chẳng có kỹ nghệ nào đáng kể, ngoại trừ một số xưởng đúc súng đạn, sửa
chữa vũ khí v.v... Những xưởng này lâm vào tình trạng phải di chuyển, vì
nếu ở nguyên một vị trí, sợ Pháp biết, cho phi cơ khu trục tới dội bom
phá hủy.
Về mặt tài chính, tuy không có sản xuất, không có xuất cảng, thiếu vàng
và ngoại tệ bảo đảm nhưng nhờ ở trong chiến khu, chỉ chi tiêu nội bộ,
nên chính phủ Việt Minh cứ cho in bừa đủ loại giấy bạc, cần chừng nào in
chừng ấy, in ngay trên giấy bồi và một kỹ thuật ấn loát hết sức thô sơ,
nên đồng bạc hoàn toàn mất giá.
Về mặt thương mại, Việt Minh chẳng biết thông thương buôn bán với ai,
vì bị bao vây bốn bề, bên kia thì Trung Hoa Quốc Gia, bên này thì thực
dân Pháp, chỉ còn nước mở đường giây liên lạc về các vùng bị Pháp chiếm
và tìm cách lén lút chở nhu yếu phẩm và dược phẩm lên chiến khu.
Sau ngày Cộng sản Trung Hoa thôn tính trọn vẹn Hoa lục, thì tất cả mọi
khó khăn trên đều được lần hồi giải quyết, vì Việt Minh đã có đường bộ
ăn thông sang lục địa Trung Hoa, rồi từ đây mở đường thông thương ra thế
giới bên ngoài.
Giải quyết được một số khó nội bộ, lại bắt đầu gây ảnh hưởng trên chính
trường quốc tế, Việt Minh phát động phong trào Cải cách ruộng đất và
đấu tranh chính trị. Năm 1952, chỉ trong một đêm đấu tố, có hàng chục
ngàn người bị đánh đập tàn nhẫn và hàng ngàn người khác bị tử hình, còn
số bị bắt, bị đi tù nhiều không kể xiết.
Từ ngày giải pháp Bảo Đại ra đời, nếu Việt Minh bất lợi ở chỗ một số
thành phần theo Pháp thì lại được lợi ở chỗ có nhiều thành phần khác
theo họ.
Với giải pháp Bảo Đại của thực dân Pháp, quả thật các phần tử quốc gia
yêu nước chân chính bị dồn và thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu theo Pháp
thì hẳn nhiên mang tiếng là Việt Nam bán nước; còn theo Việt Minh thì
chính kiến bất đồng, khó gặp môi trường thuận lợi để hoạt động.
Dầu vậy, ngoài một số hoàn toàn theo Pháp, một số khác bỏ nước lưu vong
hoặc sống ẩn thân trong vùng Pháp chiếm đóng để tạm yên thân; còn lại
đa số vẫn hăng hái đứng chung hàng ngũ kháng chiến chống Pháp, nhưng
không nhất trí đánh giặc cứu nước.
Lịch sử tranh đấu Việt Nam cao đẹp hùng hồn ở chỗ đó, khi gặp nạn ngoại
xâm, toàn dân biết gạt bỏ tị hiềm, bất phân màu sắc chủng tộc, tôn giáo
chính trị, hy sinh quyền lợi cá nhân, đảng phái, bè nhóm để đoàn kết
nhất trí đánh giặc cứu nước.
Tuy Đảng Cộng Sản Đông Dương đã tuyên bố giải tán từ ngày 11 tháng 11
năm 1945, nhưng ai chả biết chính quyền Việt Minh là Cộng sản! Vậy mà
mọi xáo trộn chính trị chỉ xảy ra trong vòng năm đầu sau khi vừa cướp
chính quyền, rồi thì mọi người lại hăng hái bắt tay nhau kháng chiến
chống Pháp.
Nhờ cuộc kháng chiến chống Pháp mà chính phủ Việt Minh đã vượt được mọi trở ngại khó khăn lúc đầu.
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi cho Việt Nam vào tháng 5-1954.
Thành quả đó, lẽ ra phải làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia Độc
lập, hùng cường, thống nhất và thịnh vượng. Nhưng khốn thay, nó lại ghi
vào lịch sử một vết đen qua việc tổ quốc phải phân chia làm hai, lấy con
sông Bến Hải dọc vĩ tuyến 17 làm ranh giới.
Nhất định không một người Việt Nam yêu nước nào lại chấp nhận chuyện
phân qua này, vì sự nhục nhã của thời Trịnh - Nguyễn phân tranh còn rành
rành trước mắt.
Đến bây giờ và có lẽ mãi mãi về sau, nhiều người vẫn cho rằng việc các
cường quốc họp nhau lại Genève năm 1954 để quyết định chia đôi nước Việt
Nam làm hai nằm trong âm mưu của Cộng sản và ngoại bang. Cộng sản thì
muốn gặm nhấm dần dần toàn thể bán đảo Đông Dương; còn ngoại bang thì vì
quyền lợi riêng tư của từng nước, muốn biến Việt Nam thành vùng bất ổn ở
Đông Nam Á.
Điều đáng phàn nàn nhất là sau hiệp định Genève 1954, mầm mống chiến
tranh vẫn còn, vì giữa Cộng sản và Quốc gia đã có một làn ranh rõ rệt
hơn.
Làn ranh này đẩy chiến tranh Việt Nam đến một khúc quanh mới, một
giai đoạn mới, trên một bình diện rộng lớn qui mô hơn, mà trong đó, tất
cả mọi thế lực quốc tế tiêu biểu nhất đều can dự vào.
Vì mục đích chính của Việt Minh là nhằm thiết lập một chế độ Cộng sản
trên toàn bán đảo Đông Dương nên năm 1952, 1953, họ dựa vào thế lực Đảng
Cộng Sản Trung Hoa, tổ chức đấu tố chính trị, truất hữu ruộng đất của
nhiều người, và tận diệt những thành phần mà họ gọi là Trí - phú - địa -
hào (trí thức, phú nông, địa chủ, cường hào).
Cuộc đấu tố này rập đúng khuôn khổ mà Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã áp
dụng từ 1956, và là dấu hiệu báo trước cho những thành phần quốc gia
chống đối chủ nghĩa Cộng sản thấy rằng một khi cuộc kháng chiến chống
Pháp kết thúc, họ sẽ bị tận diệt hẳn.
Theo những tài liệu mà Linh mục Trương Bá Cần thì trong 5 tháng (từ
tháng 4 đến tháng 8-1953), có 10.015 địa chủ bị tố khổ; và theo tuần báo
Time số 1-7-1959 được Linh mục Trương Bá Cần trích lại (cũng trong bài
nêu trên) thì có 12 ngàn nông dân bị kết án oan, 16 ngàn người vô tội bị
giết oan; theo Tibor Mende thì có 12 đến 15 ngàn người bị giết oan, và
khoảng 20 ngàn người bị giam đã được phóng thích sau đợt sửa sai của
chính phủ Việt Minh.
Theo lời những người đã sống tại Liên khu lV suốt từ ngày Việt Minh
cướp chính quyền đến ngày di cư 1955 thì con số bị giết, bị bắt, bị tịch
thu tài sản ruộng đất còn cao hơn nhiều, và các Linh mục - tu sĩ đấu tố
trong dịp này cũng khá cao.
Chính vì các cuộc khủng hộ, sát hại kinh khủng đó, nên năm 1955, lợi
dụng những điều khoản ghi trong hiệp định Genève 1954, hơn một triệu
người đã phải lìa bỏ nơi chân nhau cắt rốn ở miền Bắc để di cư vào Nam,
trong số có rất nhiều người từng hy sinh gian khổ, từng tích cực đóng
góp vào công cuộc kháng chiến chống Pháp.
Những diễn biến từ đầu của các phong trào cách mạng Việt Nam, tới cuộc
khởi nghĩa mùa Thu năm Ất Dậu 1945, và cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, cho thấy chiến tranh Việt Nam tuỳ từng giai đoạn mà hình thành, và
người dân Việt Nam từng chiến đấu gian khổ trong những hoàn cảnh chủ
quan, khách quan đầy mâu thuẫn.
Sắp xếp những diễn biến đó, chúng ta thấy ngay khi người Pháp cho tầu
chiến vào bắn phá thành Gia Định, vua quan Việt Nam và cả phong trào
quần chúng nữa, đã tích cực chống Pháp, nhưng vì là một nước nhược tiểu
lạc hậu, do giai cấp phong kiến lãnh đạo, lại thêm chính sách bế quan
tỏa cảng của triều đình, nên rốt cuộc phải thua người Pháp, phải ký hết
hòa ước này đến hòa ước khác, và cuối cùng phải chịu để cho Pháp đặt ách
đô hộ.
Sau khi người Pháp chiếm đóng bán đảo Đông Dương thì các phong trào Cần
Vương nổi lên, nhưng bị cô lập, không biết cách tổ chức và vận động
quần chúng, nên các phong trào đó chỉ bùng lên như lửa rơm rồi nối tiếp
nhau mà tắt ngúm.
Hết phong trào Cần Vương là phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du; và
phong trào này sau chịu ảnh hưởng cuộc cách mạng dân tộc ở Trung Hoa
(1911) và cuộc cách mạng vô sản ở Nga sô (1917) mà biến thành những đảng
phái chính trị khác xu hướng, khác chủ nghĩa.
Vì khác xu hướng, khác chủ nghĩa nên trước và sau cuộc đảo chính mùa
Thu 1945, những người cùng làm cách mạng với nhau quay ra chia rẽ nhau,
chém giết nhau, để thực dân và ngoại bang lợi dụng, đẻ ra giải pháp Bảo
Đại, và tới 1955, khi ông Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại bằng cuộc
Trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 thì giải pháp quốc gia ra đời.
Từ đó tới nay, tuy dân tộc Việt cùng chung một giòng giống con Hồng
cháu Lạc và chung một ông Tổ Hùng Vương, nhưng lại thành hai quốc gia
riêng biệt: miền Nam với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa theo Thế giới tự
do; còn miền Bắc nằm trong khối Cộng sản.
Hai miền Nam-Bắc có hai chính phủ riêng, hai Hiến pháp riêng; mỗi bên
có một chính sách đối nội, đối ngoại riêng, có một hướng đi riêng, và
đang đánh nhau chí mạng.
Đành rằng việc các ngoại cường họp tại Genève năm 1954, tự ý chia cắt
Việt Nam làm đôi, là điều trái với nguyện vọng của toàn dân Việt Nam, vì
họ tốn biết bao xương máu mới giành được thắng lợi trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, không phải để cuối cùng bị rước lấy nhục nhã,
nhưng họ đành phải chấp nhận coi như trường hợp bất khả kháng.
Ai cũng tưởng với hiệp định Genève, có sự bảo đảm của các ngoại cường
và có một Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến, hai miền Nam - Bắc sẽ
sống yên thân, ai lo phận ấy, mỗi bên đều có nhiệm vụ tái thiết, bồi đắp
phần đất do mình quản lý để hàn gắn những vết thương chiến tranh gây
ra, rồi chờ cơ hội thuận lợi, ngồi lại với nhau, tính chuyện thống nhất
đất nước; nào ngờ mầm mống chiến tranh vẫn còn, và đến bấy giờ thì thực
sự đã trở thành cuộc chiến toàn diện.
Dù sao thì nguyên nhân gần của cuộc chiến tàn khốc hiện nay vẫn là sự
tranh chấp nội bộ giữa người Việt với người Việt. Cuộc tranh chấp này,
tuỳ từng giai đoạn và tuỳ vào những biến chuyển của tình hình quốc tế mà
thay hình đổi dạng, nhưng thực chất vẫn là bảo vệ quyền lợi giai cấp và
bảo thủ chủ nghĩa - lập trường.
Điểm đặc biệt, vì Việt Nam giữ một vị trí chiến lược quan trọng trong
vùng Đông Nam Á; là ngã ba quốc tế trên biển Thái Bình Dương; là nơi
giáp nối của trục tam giác Hoa Thịnh Đốn - Bắc Kinh - Mạc Tư Khoa nên
chiến tranh Việt Nam hiện nay không còn đóng khung trong ý nghĩa một
cuộc nội chiến giữa hai phe Quốc Cộng thuần túy nữa, mà nó đã trở thành
cuộc chiến có tầm vóc quốc tế với sự liên hệ của ba siêu cường
Mỹ-Nga-Hoa
No comments:
Post a Comment