Friday, June 12, 2015

Chương 7 - Chiến Tranh Việt Nam

Chương 7

     hiến tranh Việt Nam hiện nay là do sự cấu tạo của một quá trình như đã dẫn giải ở các chương đầu thì nhiều người đã lầm, tưởng rằng, Hoa Kỳ chỉ mới liên hệ vào khoảng từ 1965, khi Tổng thống Johnson quyết định đưa nửa triệu quân cơ giới vào miền Nam Việt Nam, và sau đó mở rộng ra Bắc bằng những cuộc oanh tạc. Sự thực Hoa Kỳ đã liên hệ tới chiến tranh Việt Nam từ 1944, khi quyết định phái một số nhân viên tình báo trong đó có trung tá Lucien Conein, người từng trực tiếp tham gia cuộc đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm 1-11-1963, nhảy dù xuống chiến khu Việt Bắc, giúp Việt Minh tổ chức lực lượng kháng chiến chống Nhật; sau đó lại cho không quân bỏ bom các cơ sở Nhật trên toàn cõi Đông Dương. Việc một số sĩ quan tình báo Hoa Kỳ nhảy dù xuống chiến khu Việt Bắc hồi 1944 thì tài liệu mật Quốc phòng Mỹ bị tiết lộ năm 1971 có đề cập tới, và chính Việt Minh, năm 1945 cũng cho in nhiều truyền đơn, bích chương, ghi rõ những địa điểm mà các sĩ quan tình báo Hoa Kỳ đã nhảy xuống. Tuy giúp Việt Minh tổ chức du kích quân chống Nhật, như khi Nhật đầu hàng thì Hoa Kỳ lại mặc nhiên để quân đội Pháp theo gót quân đội Anh, đổ bộ Sài gòn, gây nên cuộc chiến tranh Việt-Pháp. Khi cuộc chiến tranh Việt-Pháp trở thành toàn diện thì Hoa Kỳ lại triệt để giúp Pháp bằng cách viện trợ tiền bạc, vũ khí, cơ giới, và có khi cả sĩ quan tham mưu nữa. Trong những năm đầu của cuộc chiến tranh Việt-Pháp, vì Hoa Kỳ đang mắc kẹt ở Trung Hoa về cuộc nội chiến Quốc-Cộng, và đang lo đối phó trước việc Hồng quân Nga Sô tiếp tục kéo vào vùng Đông bắc nước Tàu, giành hết quyền lợi kinh tế, nên Hoa Kỳ chưa rảnh tay giúp Pháp được gì; vả lại hồi này Hoa Kỳ chẳng cần giúp thì Pháp cũng làm chủ tình hình, bởi vì lực lượng kháng chiến hãy còn quá yếu, chỉ có giáo mác, gậy tầm vông, một số súng ống cũ kỹ và lựu đạn. Đằng khác, lúc bấy giờ miền Nam.Trung Hoa sát nách Bắc Việt đang do Tưởng Giới Thạch kiểm soát, Trung Cộng hãy còn ở tận miền Bắc xa xôi, nên dù có muốn giúp kháng chiến Việt Nam cũng không đủ phương tiện; còn Nga Sô đang mải chạy đua với Mỹ ở Đong Âu, ở Mãn Châu nên cũng chưa nghí tới vấn đề viện trợ cho kháng chiến Việt-Nam. Mãi từ 1950, sau khi Trung Cộng đã kiểm soát toàn thể Hoa lục, Tưởng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan, Hoa Kỳ mới bắt đầu quân viện cho Pháp, và võ trang binh sĩ quân đội quốc gia Việt Nam vừa được thành lập. Viện trợ của Mỹ cho Pháp hồi bấy giờ cũng chẳng lấy gì làm nhiều, vì sau khi rút ra khỏi Hoa Lục, Mỹ lại vướng vào chiến tranh Triều Tiên - một cuộc chiến tuy ngắn (từ 25-6-1950 đến cuối 1953) những vô cùng dữ dội, khiến Mỹ phải kêu gọi đến quân đội Liên hiệp quốc giúp sức. Theo tin tức hồi bấy giờ thì bước qua năm 1950, cuộc chiến tranh Việt-Pháp, vì bị ảnh hưởng trực tiếp trước việc Cộng sản Trung Hoa thôn tính Đại lục, mục đích bắt đầu trở nên sôi động, khiến Pháp phải tạm gạt bỏ mối nghi ngờ để nhờ Mỹ giúp sức. Và cũng kể từ năm 1950, viện trợ của Mỹ cho Pháp ở Việt Nam mới thực sự tích cực, rồi tuỳ theo mức độ chiến tranh mà gia tăng hàng năm. Cứ nhìn vào một vài con số viện trợ Mỹ cho Pháp thì sẽ thấy mức độ chiến tranh Việt Nam leo thang như thế nào. Chẳng hạn 1950, có hai chuyến tầu Hoa Kỳ cập bến Sài gòn (ngày 11-8-1950 và ngày 28-10-1950), chở sang giúp Pháp một số vũ khí và 40 phi cơ. Qua năm 1952, số tầu Hoa Kỳ cập bến Sài gòn lên hàng trăm chuyến; và ngoài việc chở vũ khí, cơ giới, phi cơ, tầu chiến sang giúp Pháp duy trì chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ còn bằng lòng cung viện cho Pháp một phần ba (1/3) chiến phí. Hồi bấy giờ, viện trợ Mỹ cho Pháp để theo đuổi chiến tranh Việt Nam được thế hiện dưới hai hình thức: Viện trợ cho quân đội viễn chinh Pháp và viện trợ cho chính quyền Bảo Đại. 
Viện trợ cho quân đội viễn chinh Pháp gồm những thứ như trên vừa trình bày; còn viện trợ cho chính quyền Bảo Đại thì gồm vũ khí trang bị cho quân đội Quốc gia đang được thành lập, và tài trợ ngân sách hàng năm. Việc tài trợ ngân sách hàng năm cho chính quyền Bảo Đại, trong niên khóa 1951-1952 chỉ mới khoảng 25 triệu Mỹ kim, nhưng qua năm 1953 thì tăng vọt lên, và nếu cộng chung với chiến phí ở Đông Dương thì vào khoảng 785 triệu Mỹ kim. Muốn có một nhận định rõ ràng về sự liên hệ Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam, thiết tưởng chỉ cần đọc lại những tài liệu mật của Ngũ giác Đài bị báo chí Mỹ phanh phui hồi tháng 6-1971. Theo bản nghiên cứu có đính kèm tài liệu, dầy khoảng 3 ngàn trang, chứa đựng chừng 2 triệu 500 ngàn chứ mà báo Mỹ NEW YORK TIMES đăng tải thì quyết định của Chính phủ Truman viện trợ quân sự cho Pháp trong cuộc chiến tranh thực dân của họ, đã làm cho Hoa Kỳ lần đầu tiên trực tiếp dính líu vào vấn đề Việt Nam, và tạo nên một chính sách về Việt Nam của Hoa Kỳ. Sau Tổng thống Truman, Tổng thống Eisenhower đã có nhiều quyết định quan trọng về chính sách đối với Việt Nam; tới thời Tổng thống Kennedy, Hoa Kỳ càng dính líu sâu vào vấn đề Việt Nam, và khi Tổng thống Johnson lên cầm quyền thì Hoa Kỳ đã tham chiến ở VN cả trên không lẫn dưới bộ. Ellsbeng, người bị nghi ngờ là đã trao tài liệu mật của Ngũ giác Đài cho báo chí đăng tải, trong một cuộc phỏng vấn do hệ thống vô tuyến truyền hình CBS thực hiện ngày 23-6-1971, có tuyên bố rằng: “Người Mỹ phải chịu trách nhiệm về bất cứ tử trận nào ở Đông Dương trong vòng 20 năm qua”. Ellsbeng nhận định rằng “Chiến tranh Đông Dương là một cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ hơn là một cuộc chiến tranh của Đông Nam Á. Nếu Hoa Kỳ không cung cấp tiền bạc, khí giới và cả nhân sự nữa thì ở Đông Nam Á chỉ có thể xảy ra bạo động chứ không có chiến tranh”. Nhận định trên đây của Ellsberg có một giá trị lịch sử vì bằng thực tế và hoàn cảnh nước Pháp hồi 1945, không ai tin rằng họ đủ sức mở lại cuộc chiến ở Đông Dương, bởi lẽ nó quá tốn kém, vượt xa mức chịu đựng của một nước vừa mới thoát khỏi chiếm đóng của Đức, vì đã kiệt quệ trong chiến tranh thế giới II, nếu không được Hoa Kỳ quân viện. Thật vậy, theo những bản thống kê chính thức được Chính phủ Pháp công bố thì kể từ 1946 đến 1954, Pháp đã phải chỉ tiêu cho chiến tranh Việt Nam khoảng ngàn tỷ; trong số đó Hoa Kỳ gánh chịu giúp 615 tỷ; đó là chưa kể những món tiền viện trợ lớn lao khác mà Hoa Kỳ đã bù đắp cho ngân sách 3 nước iệt - Mên - Lào, và trang bị quân đội của các quốc gia này. Về vũ khí, cơ giới, Hoa Kỳ đã giúp Pháp chừng 850 xe thiết giáp, 16 ngàn xe vận tải, 600 phi cơ, 10 ngàn máy truyền tin, và trên dưới 180 triệu viên đạn đủ loại. 
Được quân viện của Mỹ lớn lao như vậy, theo lẽ, nếu Pháp không thắng thì cũng chẳng đến nỗi thua đau; thế mà cuối cùng Pháp phải rời khỏi Đông Dương, bỏ lại tất cả những quyền lợi mà cha ông đã tốn bao nhiêu xương máu tạo lập trong suốt khoảng thời gian gần 100 năm. Đây là một điểm đáng nghi ngờ của cuộc chiến tranh Việt - Pháp. Căn cứ vào những diễn biến lịch sử và các tài liệu đã được phát giác, người ta thấy nhận định của Ellsbeng thật chính xác khi nói rằng người Mỹ phải chịu trách nhiệm về bất cứ trận nào ở Đông Dương trong vòng 20 năm qua. Như thế có nghĩa là cuộc chiến tranh Việt-Pháp cũng do Mỹ châm ngòi và thúc đẩy. Muốn hiểu rõ hành động này, thiết tưởng cần phải phớt qua chút ít lịch sử Hoa Kỳ - một lịch sử mà người Mỹ bảo rằng chỉ có chiến thắng chứ chưa bao giờ chiến bại. Hoa Kỳ là một tân thế giới, sinh sau đẻ muộn hơn ai hết, nhưng lại giàu mạnh vào bậc nhất hoàn cấu. So với các đế quốc tư bản châu Âu, Hoa Kỳ tuy có một lịch sử lập quốc còn qua trẻ, chỉ mới khoảng 300 năm, những sức bành trướng lại vượt khâ xa, không một đế quốc tư bản châu Âu nào sánh kịp. Điều hiển nhiên là trong khi các đế quốc tư bản châu Âu dùng võ lực xâm chiếm nước ngoài thì Hoa Kỳ chỉ lo phát triển kinh tế, trước hết nhằm vào châu Mỹ La tinh. Châu Mỹ La tinh nằm sát nách Hoa Kỳ, những từ xưa vốn là thuộc địa của các đế quốc tư bản châu Âu. Muốn đánh đuổi thế lực này, Hoa Kỳ đề ra chủ thuyết châu Mỹ của người châu Mỹ. Chủ thuyết này cũng tương tự như chủ thuyết da vàng mà Mao Trạch Đông đang theo đuổi, hoặc chủ thuyết châu Á của người châu Á do Nhật tung ra hồi chiến tranh thế giới II. Với chủ thuyết này, Hoa Kỳ ngấm ngầm tài trợ kinh tế cho các nước châu Mỹ, hối thúc quần chúng vác nước châu Mỹ đứng lên đòi độc lập, và kết quả là dần dà Hoa Kỳ trở thành chủ nhân ông, còn những nước đế quốc tư bản châu Âu thì cuốn gói. Nội một Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, tài nguyên đã vô cùng phong phú, huống hồ nay gồm thâu cả châu Mỹ La tinh thì sức phát triển kinh tế của Hoa Kỳ mạnh đến bậc nào. Kinh tế phát triển thì phải có thị trường tiêu thụ, nếu không thì sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, hàng hóa thặng sư, sản xuất ứ đọng. Khắp năm châu thế giới, chỉ có thị trường châu Á là tốt nhất, vì ở đây đất rộng người nhiều, lại đang trong tình trạng bán khai; nhưng muốn chen chân vào châu Á không phải chuyện dễ, bởi từ lâu, nó cũng là thuộc địa của nhiều nước tư bản châu Âu. Nếu muốn chen chân vào thị trường châu Á, Hoa Kỳ cần phải chọn lựa giữa hai hình thức: hoặc dùng võ lực gây chiến với các nước đế quốc tư bản châu Âu, hoặc dùng thế lực đồng đo-la để gây mâu thuẫn. Tự mình gây chiến với các nước tư bản châu Âu là điều Hoa Kỳ không thể làm, vì thứ nhất, mãnh hổ nan quần hổ; thứ hai, nền an ninh châu Âu có liên quan trực tiếp tới nên an ninh của Hoa Kỳ. Vậy tốt hơn hết là dùng đồng tiền chơi trò thọc gậy bánh xe. Người ta bảo hai con chó khó có thể gặm chung một khúc xương mà không gây chuyện cắn xé nhau. Điều này, nếu được ví vào các nước đế quốc hẳn thật đúng. Từ cuối thế kỷ thứ 18, nhiều nước tư bản châu Âu đã phát triển mạnh; qua thế kỷ thứ 19 thì chủ nghĩa tư bản châu Âu đã bước sang quá trình chủ nghĩa thực dân đế quốc, và khi nước nào cũng lo cất quân xâm chiếm thuộc địa thì tất nhiên không thể tránh được chuyện va chạm. Trận chiến tranh thế giới I 1914-1928 là kết quả của những va chạm đó. Trận chiến tranh thế giới I kết thúc, làm cho nhiều nền tảng các nước thực dân đế quốc lung lay, và phát sinh ra nhiều mâu thuẫn sâu sắc từ Âu sang Á, những mâu thuẫn này được nuôi dưỡng và âm ỉ cho tới ngày chiến tranh thế giới II mở màn. Nếu kết quả trận chiến tranh thế giới I, các nước thực dân tư bản châu Âu chỉ mới lung lay, thì sau chiến tranh thế giới II, tất cả đều hoàn toàn sụp đổ. Sự kiện này mang lại cho thế giới một khúc quanh quan trọng, và chia thành hai vùng ảnh hưởng khác nhau. Chủ thuyết Cộng sản đề cao hiện tượng ngâu nhiên mà có loài người chứ không do Thượng đế dùng bùn đất nặn lên ông Adam và bà Eva. Nhưng nhất định chiến tranh không phải ngẫu nhiên mà phát sinh. Cứ nhìn vào hai cuộc chiến tranh thế giới từ lúc khơi mào cho đến kết thúc, người sẽ thấy đó là hậu quả của sự phát triển không đồng đều giữa các đế quốc tư bản, khiến đi đến chỗ tranh giành, và định luật “mạnh được - yếu thua” là định luật bất đi bất địch. Trong chiến tranh thế giới II hai nước mạnh nhất hoàn cầu là Hoa Kỳ và Nga Sô kết tình đồng minh với nhau; tất cả các quốc gia khác đều phải xoay chung quanh quỹ đạo của hai nước khổng lồ này, và khi chiến tranh thế giới II chấm dứt thì kết quả là Nga và Mỹ chia đôi thế giới thành ba khối riêng biệt. Nhờ kết quả hai cuộc chiến tranh thế giới I và II mà Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia lãnh đạo, bao nhiêu thuộc địa có ở châu Á của các nước tư bản đế quốc châu Âu đều gom thâu vào tay Hoa Kỳ, biến Hoa Kỳ thành một siêu cường mà hiện thời không một quốc gia nào địch nổi. Trong cái may bao giờ cũng gặp cái rủi. Cái rủi của Hoa Kỳ sau trận chiến tranh thế giới II là chủ nghĩa Cộng sản sinh sôi nảy nở tại nhiều nơi, kể cả châu Mỹ La tinh. Tại Đông Âu, lợi dụng dịp tiến quân tiêu diệt Đức Quốc Xã, Nga Sô thiết lập chính quyền Cộng sản tại một số quốc gia như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi v.v... Còn tại châu Á thì Hồng quân Trung Hoa lớn mạnh, thôn tính cả Lục địa, và đang có xu hướng đi đến chủ thuyết da vàng, nghĩa là muốn giải phóng toàn cõi châu Á khỏi sự kìm kẹp cùng ảnh hưởng của người da trắng. Trước mắt người Mỹ và người Tây phương, bao giờ châu Á cũng là vùng thị trường quan trọng nhất. Mất hẳn châu Á, có nghĩa là từ bản xhâu Âu đang bước vào thời kỳ dẫy chết. Cũng là Cộng sản cả nhưng Cộng sản châu Á - đặc biệt Cộng sản Trung Hoa -mới thật đáng sợ. Đây là thứ Cộng sản pha trộn nhiều ý thức hệ, vừa cực đoạa, vừa quá khích và tiến bộ trong tình trạng lạc hậu. Sợ dĩ Cộng sản châu Á mà tiêu biểu là Cộng sản Trung Hoa, mang nhiều sắc thái như vậy, trước hết là vì từ xưa tới nay, họ đã chịu quá nhiều cơ cực do sự cai trị tàn khốc của người da trắng gây ra. Càng bị áp bức nhiều chừng nào thì sức đề kháng càng mãnh liệt chừng ấy. Đó là lẽ đương nhiên. Thứ đến, đa số quốc gia châu Á là những xứ nông nghiệp chậm tiến; tổ chức xã hội lại lạc hậu phong kiến, nên chủ nghĩa Cộng sản có cơ phát triển mạnh hơn những nước kỹ nghệ châu Âu; vì thế, hễ họ cướp chính quyền ở nơi nào là họ thẳng tay phát động phong trào quần chúng đấu tranh cao độ ngày nơi ấy, không nể nang, không nhân nhượng một quyền lợi nào cho người da trắng. Kinh nghiệm cuộc nội chiến Quốc - Cộng Trung Hoa là một bài học hết sức đau đầu cho Hoa Kỳ. Nơi đây, ngay sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, Hoa Kỳ đã thi hành một chính sách tỏ ra thiếu khôn ngoan với nhiều sai lầm nghiêm trọng mà hậu quả còn di hại đến ngày nay, trong Chiến tranh Việt Nam. Nhầm lẫn quan trọng nhất của Hoa Kỳ hồi đó là không hiểu người Trung Hoa, không hiểu sự khác biệt giữa Cộng sản Trung Hoa và Cộng sản châu Âu, cứ tưởng rằng Trung Hoa nghèo nàn, hễ viện trợ nhiều tiền là thu phục được. Nói cho đúng, chính sách của Mỹ áp dụng ở Trung Hoa đã sai lầm từ căn bản. Hồi Trung Hoa bị Nhật chiếm đóng, Hoa Kỳ đã nhiều lần dùng áp lực buộc Chính phủ Quốc gia đi theo đường lối “dung Cộng kháng Nhật” và đưa ra những nguyên tắc Liên hiệp, để các lộ quân Cộng sản sát nhập vào quân đội Trung Hoa Quốc Gia. Nhờ những cuộc Liên hiệp này mà Hồng quân Trung Hoa được Hoa Kỳ cung cấp tiền bạc, vũ khí, đạn dược quân trang quân dụng và thuốc men. Ngoài ra, họ cũng được tự do rời khỏi chiến khu mà quân đội Trung Hoa Quốc Gia không có quyền truy kích hay ngăn cản. Hồi đó, tướng Stilwell là Tư lệnh Các lực lượng Mỹ ở Trung Hoa. Ông này chỉ muốn dồn tất cả nỗ lực để tạo chiến thắng quân sự mà hầu như không quan tâm gì đến vấn đề chính trị, mà cũng chẳng thèm để ý đến những mâu thuẫn sâu sắc giữa Cộng sản và Quốc gia Trung Hoa. Là nhà quân sự thuần tuý nên tướng Stilwell dễ mắc mưu Cộng sản trên địa hạt chính trị. Trước hết, ông nghe theo luận điệu Cộng sản, tin tưởng họ là những người có thiện chí, sẽ triệt để phục tùng mệnh lệnh của ông. Thứ đến, ông buộc Tổng thống Tưởng Giới Thạch phải chấp nhận cho quân đội Quốc gia và Hồng quân được hưởng những quyền lợi ngang nhau, được trang bị giống nhau, và nhất là không được đụng độ với Hồng quân khi rời chiến khu ra mặt trận tác chiến chống Nhật. Trước ngày Nhật đầu hàng Đồng minh, Hoa Kỳ lại họp hội nghị Yalta với Nga và Anh. Trong hội nghị này, Mỹ - Nga để lộ âm mưu chia nhau quyền lợi ở Mãn Châu và vùng Đông bắc Trung Hoa, nên các điều khoản ký kết đều hoàn toàn bắt lợi cho Tưởng Giới Thạch. Dầu vậy, Tưởng Giới Thạch vẫn bị bắt buộc phải chấp nhận, dủ không được mời tham dự hội nghị và không hề ký tên vào bản thỏa ước. Dựa vào các điều khoản ghi trong hiệp ước Yalta, Hồng quân Nga Sô rầm rộ kéo vào Mãn Châu, đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật, rồi chiếm lấy tất cả những cơ sở kỹ nghệ do người Nhật thiết lập tại đây từ hàng chục năm qua. Mãn Châu và vùng Đông bắc nước Tàu có rất nhiều tài nguyên, đặc biệt là các hầm mỏ và kỹ nghệ, nên từ thế kỷ trước, Nhật - Nga đều dòm ngó, và đó là một trong những nguyên nhân chính gây nên cuộc chiến tranh Nga - Nhật cùng chiến tranh Trung - Nhật trong khoảng đầu thế kỷ 20. Đánh tan quân đội Nhật, chiếm Mãn Châu, việc trước tiên của Hồng quân Nga là tước đoạt tất cả tài sản, cơ sở kỹ nghệ do Nhật để lại; công khai thão gỡ máy móc đưa về Nga, Số máy móc bị tháo gỡ này trị giá trên 800 triệu Mỹ kim, và nếu cộng chung các tài sản khác thì con số đó lên tới hai tỷ Mỹ kim. Dầu sao thì Trung Hoa Quốc Gia cũng là một cường quốc đứng về phe Đồng minh, nên không thể làm ngơ trước việc Hồng quân Nga Sô ngang nhiên chiếm đóng Mãn Châu và cướp đoạt tất cả tài sản dồi dào ở đó. Thế là cuộc tranh chấp Nga - Hoa nổ bùng. Để khỏi mang tiếng với thế giới bên ngoài, và nhất là Hoa Kỳ không có cớ can thiệp vào, đòi chia phần những nguồn lợi hết sức to tát ở vùng Đông bắc nước Tàu, Nga Sô bèn đề nghị với Trung Hoa Quốc Gia là các cơ sở kỹ nghệ của Nhật thì thuộc phần Nga Sô, vì nó phải được coi như chiến lợi phẩm; còn tài sản riêng của người Trung Hoa và người Mãn Châu thì thuộc phần Chính phủ rung Hoa Quốc gia. Tuy nhiên, để tỏ tình thân thiện, Nga bằng lòng trích phân nửa tài sản của một bộ phận chiến lợi phẩm ấy, nhường lại cho Trung Hoa Quốc Gia, nhưng do hai bên cộng đồng quản trị. Trước âm mưu độc chiếm quyền lợi kinh tế ở Mãn Châu của Nga Sô, ngày 11 tháng 2 năm 1946, Chính phủ Mỹ gửi công hàm phản đối, xác định rằng tất cả tài sản của Nhật ở Mãn Châu và vùng Đông bắc nước Tàu là của chung, phải do Đồng minh thành lập một Ủy ban kiểm kê và phân phối. Vì cuộc tranh chấp mà chiến sự bùng nổ ác liệt tại vùng Đông bắc nước Tàu giữa hai phe Quốc-Cộng, và kết quả là Hồng quân Trung Cộng (được Nga Sô giúp, đánh bại quân Trung Hoa Quốc Gia, rồi lấy đó làm bàn đạp tấn công, thôn tính cả Lục địa. Kết quả vụ tranh giành quyền lợi vật chất ở vùng Đông bắc Trung Hoa, cả Mỹ lẫn Tưởng Giới Thạch chẳng được xơ múi gì, chỉ riêng Nga Sô thu về khoảng 2 tỷ đô-la. Những từ cuộc tranh giành này, nó đẻ ra những lỗi lầm nghiêm trọng khác trong chính sách của Mỹ tại Đông Nam Á. Châu Á cũng như châu Phi, gồm toàn các dân tộc bán khai, nhược tiểu chậm tiến hoặc man rợ, nên từ thế kỷ thứ 16 đã là nạn nhân, bị người da trắng châu Âu áp bức bóc lột. Riêng châu Á, hoàn cảnh đặc biệt hơn: ở đây đất rộng người nhiều, giàu tài nguyên, đa số dân chúng sống về nông nghiệp, và tổ chức xã hội hết sức phong kiến, nên nó vừa là thị trường lớn vừa là nơi nảy sinh ra lắm tranh chấp, tạo môi trường thuận lợi cho tư bản châu Âu lợi dụng. Quốc gia đáng chú ý nhất ở châu Á là Trung Hoa, vì Trung Hoa có một dân số khoảng 800 triệu người và cũng ở trong tình trạng lạc hậu chậm tiến. Theo lẽ, Trung Hoa phải là một nước gùng cường bậc nhất châu Á, nhưng vì lãnh thổ quá rộng và tổ chức xã hội lại phong kiến cao bậc nhất, thường xuyên chia rẽ, khiến đi tới chỗ bị nhiều nước xâu xé. Những ngoại bang xâu xé Trung Hoa đa số gồm các nước tư bản châu Âu, những cũng có vài quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Mãn Thanh. Riêng Hoa Kỳ, vì sức phát triển và bành trướng quá nhanh, nên khi nhìn sang châu Á 0- nơi đã sẵn những chủ nhân ông tư bản châu Âu - đã phải thi hành một chính sách quy mô hơn, không chiếm riêng một quốc gia nào làm thuộc địa như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, mà chiếm toàn diện. Với chính sách này, trước hết người Mỹ phải tìm cách loại bỏ ảnh hưởng các nước thực dân cũ châu Âu ra khỏi toàn bộ châu Á, và kể cả là làm cho nội tình các dân tộc nhược tiểu châu Á xáo trộn, mâu thuẫn để thế lực của Mỹ được cấy vào. Kết quả trận chiến tranh thế giới II giúp Mỹ thực hiện chính sách đó; vì sau thế chiến này, các nước thực dân cũ phải cuốn gói rời hẳn khỏi châu Á; còn các dân tộc châu Á thì tiếp tục chia rẽ lủng cũng, và gây nên những cuộc chiến tranh mới như chiến tranh Quốc-Cộng chẳng hạn. Đứng về phía Hoa Kỳ mà nói thì quả thật chính sách của Mỹ đã làm lợi cho người Mỹ, nhưng lại làm thiệt hại nặng nề cho các dân tộc nhược tiểu châu Á, và thường xuyên gây tình trạng bất ổn chung khắp toàn thế giới. Chính sách này của người Mỹ đã được tạp chí “Chính trị thế giới” xuất bản tại Belgrade - thủ đô Nam Tư - nói rõ trong một bài nghiên cứu, và được Việt Tấn Xã dịch theo bản của Claude Delmas, đăng trong bản tin buổi chiều thứ bảy 4-12-1954. Bài nghiên cứu này cho biết từ 25 thế kỷ qua, 500 triệu người lúc nhúc ở mãi cực đông lục địa. Nơi đây, họ chỉ sống trên các đồng bằng và thung lũng. Họ chen chúc nhau, thiếu đất ở, có lẽ họ ở cả trên mặt nước. Đất cát phì nhiêu ở mạn Bắc, nhưng lại bị hạn hán và bị lụt luôn. Khí hậu dễ chịu ở miền Nam, nhưng đất cát lại xấu. Đâu đâu cũng chật ních người. Sự khai khẩn điền thổ được thực hành đến tận độ khả năng, mà tất cả khả năng ấy thu hẹp trong việc dùng sức người, ít trâu bò, không có máy móc. Sự xuất căng khó mà đủ nhu cầu. Nếu thiếu sự điều hòa là đói, mà đói thì cả hàng triệu người chết. Năm triệu nông dân - năm trăm triệu nô lệ, sống trong sự chi phối ngặt nghèo nhất của của tạo hóa, và giữa người với người của họ, có nhiều kẻ được đặc quyền: Đó là những bọn người giàu có, những “bọn thống trị”. Văn hóa Trung là sự tạo tác và phản ánh của bọn này. 
Cuối thế kỷ 18, Trung Hoa đứng vào bậc nhất trong lĩnh vực văn hóa và chuyên môn. (Ở Trung Hoa có bốn giòng họ lớn là Tống, Trưởng, Khổng, Trần), đa số đất đai, tuộng vườn đều tâp trung gần hết vào bốn giòng họ này, nên nông dân chỉ là những tá điền bị bóc lột đến cùng cực - lời chú thích của tác giả. Thế kỷ 19 là thời đại khoa học, cơ giới và giai cấp tư sản, nhưng Trung Hoa vẫn bất di bất dịch trong khi Tây Phương xuất hiện nhiều nhà bác học và chính khách đại tài. Rồi người Âu - Mỹ tới Trung Hoa, Nhật Bản “Âu hoá”, và nước “con trời” ấy - nước già 40 thế kỷ, cũng sinh ra nhiều lực lượng mới. Thế kỷ 20 bắt đầu. Năm 1911, chính thể quân chủ sụp đổ, cả hệ thống xã hội nhào theo, gần như thời vô Chính phủ, hỗn loạn và điên đảo. Năm 1924, phe cách mạng cầm quyền, nhưng nông dân có tẹ cai trị được họ không? Mã Khắc Tư có thay thế Khổng Tử nổi không? Năm 1927, một ngày kia Thượng Hái đã tắm máu, phong trào cách mạng đi quá trớn, chính sách chuyên chế tái hiện, những điều đau khổ vẫn còn, lại những “kẻ thống trị” và những “kẻ bị trị”, rồi nạn đói, nạn lụt, rồi chiến tranh, chẳng vua chúa nữa mà mọi sự nào có khác xưa? Nhưng nhờ chiến tranh thế giới II, phái cách mạng mới mẻt nổi lên và muốn dẹp hết những cảnh thống khổ ấy. Chống với Chính phủ đương thời họ chiếm một khu vực và thành lập một chính thể xã hội mà nước Tàu chưa biết đến bao giờ. (Đoạn này tác giả bài nghiên cứu có ý nói tới việc Cộng sản Trung Hoa thành lập chiến khu Diên An hồi 1936 với một nền cai trị giống như một Chính phủ biệt lập với Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia ). Năm 1949, phong trào biến chuyển mạnh Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia tan rã. Năm 1950, cả nước Tàu sống dưới chính thể Cộng sản. Đó là tất cả biến cố lịch sử trong vòng 100 năm nay, đã thay đổi nước Tàu vào con đường mới. Nước Nhật muốn quay trở lại nguồn gốc văn hóa của họ, họ mong muốn nối lại tình liên lạc bị gián đoạn để lại có sự trao đổi văn hóa, kinh tế với nước Tàu. (Điều dự đoán này của tác giả, hiện nay đang dần dần trở thành sự thật, vì chính sách đối ngoại của Nhật càng ngày càng cho thấy muốn xích lại gần Trung Cộng và bỏ rơi Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia ở Đài Loan). Về phần Hoa Kỳ, họ giúp Tưởng Giới Thạch không phải để cho Tưởng thắng, mà để cứu vãn sự thất bại của Tưởng và đó là cách để Hoa Kỳ nám lấy Đài Loan. (Điều nhận xét này cũng rất đúng, vì có duy trì Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia ở Đài Loan thì Hoa Kỳ mới có cớ canh giữ đảo này để duy trì thêm cho sức mạnh của mình ở Thái Bình Dương). Cao Ly là một nước Tàu nữa, vì xưa Cao Ly cũng phụ thuộc vào Tàu. Số phận nước này chỉ là nối liền con đường từ Đông qua Tây, từ Nhật Bản qua Mãn Châu. Việt Nam và phe Việt Minh thì theo đúng đường lối Tàu. Miền Bắc châu Á là đường ngõ của nội bộ Tàu, nối liền Tàu với Nga Sô. Dân Tàu ở hải ngoại cũng chính là đất Tàu mọc lên ở Nam Dương và ven Thái Bình Dương. Còn như nước Anh, hồi thế kỷ 19 là một đế quốc Tây phương chịu hạ mình trước Thiên triều và chính họ hiện nay cũng là một cường quốc Tây phương đương nghĩ rằng một hiệp định kinh tế và sự nhìn nhận theo pháp lý không cần sự bất đồng về chủ nghĩa, và nước Tàu của nó không phải là kẻ thù đích đáng. (Điều nhận xét này đến nay đã hoàn toàn trở thành sẹ thật, vì Anh đã chính thức nhìn nhận Chính phủ Trung Cộng, đặt tòa đại sứ tại Bắc Kinh, và coi Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ của Trung Quốc). Mao Trạch Đông vừa là lãnh tụ Cộng sản Trung Hoa, vừa là lãnh tụ châu Á. Trong hai vai trò ấy, vai trò nào sẽ quan trọng hơn? Họ Mao có thể thoát ly Mạc Tư Khoa để lãnh đạo phong trào châu Á được không? Đó là hai vấn đề trong thời đại này. Nếu châu Á đang bị chủ nghĩa thực dân thống trị; nếu các vấn đề châu Á được xem một cách công bằng nhân đạo thì đã tránh được nhiều sự đáng tiếc xảy ra. Dĩ nhiên thắng lợi của Mao Trạch Đông nối thêm chặt chẽ sợi dây liên lạc giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, nhưng đến bao giờ thì mối liên lạc ấy bị thương tổn? Câu hỏi này có dính líu tới thái độ của nước Anh, vì nước Anh đã tự mình làm mất vai trò quan trọng ở Viễn Đông. Còn Hoa Kỳ vẫn phải chiếm đóng Nhật Bản và thống nhất lại nước Tàu rối loạn. Ở đây ta mới thấy cái đầu mối sự dùng dằng khó hiểu của người Mỹ. Tại Ba Lê và Luân Đôn người ta cho rằng chính thế mới của Trung Iloa vứng bền lắm, những Hoa Thịnh Đốn không tin như vậy. Hoa Thịnh Đốn không hy vọng sự tan rã của Mao Trạch Đông, còn Ba Lê và Luân Đôn mong một sự thất bại hoàn toàn của Việt Cộng, Vì vậy, ở Tòa Bạch Ốc, người ta không biết đến sự thắng trận của Cộng sản Trung Hoa, tưởng rằng dù nước Tàu có phải trung thành với Nga Sô về mặt lý thuyết đi chăng nữa thì cũng vẫn phải kêu fọi đến sự viện trợ của Tây phương và của Hoa Kỳ để phục hưng nền kinh tế và tổ chức lại nền sản xuất thiếu thốn. Nhưng sức cứu giúp của Mỹ không đủ nuôi hàng triệu người nghèo đói mà đời sống trực tiếp liên quan tới cuộc cải cách điền địa. Cuộc cải cách điền địa này chỉ thực hiện được dưới chính thể mà Hoa Thịnh Đốn không ưa và coi như kẻ thù. Từ lúc Mao Trạch Đông không chịu thần phục Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ đã từ chối không chịu nhận Chính phủ ấy về mặt ngoại giao. Hoa Kỳ chỉ dựa vào Tưởng Giới Thạch và coi Trung Cộng là kẻ thù. Bài khảo cứu này kết thúc bằng cách nhận định rằng nước tân Trung Hoa cần nguyên liệu hơn là thực phẩm, và Bắc Kinh mong chờ ở liệt cường Tây Phương các phương tiện để thực hiện chương trình kỹ nghệ hóa để tránh sự lệ thuộc vào Nga Sô. Đầu mối của vấn đề là ở chỗ đó. Nếu tình giao hảo giữa Bắc Kinh và các liệt cường Tây Phương chưa thực hiện được trên nền tảng của sự cộng tác chân thành thì hòa bình chưa bảo đảm ở Viễn Đông. Bài khảo cứu trên đây cho người ta thấy những sai lầm từ căn bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Trung Hoa và ở cả vùng Đông Nam Á. Những sai lầm này càng trở thành nghiêm trọng khoảng từ 1945 đến ngày Tổng thống Nixon mở cuộc công dn Hoa Lục tháng 2-1972. Trước hết, Hoa Kỳ tưởng lầm “có tiền mua tiên cũng được” nên đã ve vãn Trung Cộng bằng cách quân viện cho họ đủ thứ để họ hợp tác với Tưởng kháng Nhật. Khi Nhật đầu hàng, những thứ vũ khí này lại quay mũi về phía Tưởng, và dùng áp lực với chính Hoa Kỳ, buộc Hoa Kỳ phải rút hết binh lực ra khỏi lãnh thổ Trung Hoa. Nhật đầu hàng, nội chiến Quốc - Cộng phát khởi, Hoa Kỳ vẫn ù ù cạc cạc và vẫn tin vào thế lực vạn năng của đồng đô-la, nên gửi phái đoàn Marshall qua, dùng áp lực buộc Tưởng phải liên hiệp với Mao, và hứa viện trợ cho Mao cả kinh tế lẫn quân sự. Khi thấy Nga độc chiếm nguồn lợi vô giá ở Mãn Châu và vùng Đông bắc nước Tàu lại ngỏ ý muốn kết thân với Tưởng Giới Thạch thì Mỹ đâm ra nghi kỵ, bất bình, cúp hết tất cả mọi viện trợ và dồn phe Quốc gia vào thế cô lập. Về vai trò hòa giải hai phe Quốc - Cộng ở Trung Hoa của Đặc sứ Marshall, nhiều nhà phê bình đã đưa ra những nhận xét xác đáng, cho rằng sứ mạng đó làm tổn hại đến Trung Hoa Quốc Gia và làm lợi cho cho Trung Cộng. Chính Tổng thống Tưởng Giới Thạch, trong bản lược thuật 30 năm kinh nghiệm giữa Trung - Nga, cũng không giấu nổi những chua cay khi viết rằng trong giai đoạn đang điều đình, Hoa Kỳ không thể không dùng đến ảnh hưởng chính trị của mình. Song ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ đối với các vùng do Cộng sản chiếm đóng đã không có chút hiệu nghiệm nào; trái lại, đối với phía Quốc gia, đã tạo thành một hậu quả nặng nề vô cùng. Theo Thống chế Tưởng Giới Thạch, điều đáng tiếc nhất là vào khoảng tháng 4-1946, hiệp ước đình chiến Quốc - Cộng mà Đặc sứ Marshall đã ra công vận động. bị phe Cộng sản hoàn toàn xé bỏ, ấy thế mà Chính phủ Hoa Kỳ lại nhắm đúng lúc đó ngừng viện trợ 500 triệu đô-la cho Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia. Cũng vậy, đang lúc Cộng sản đánh mạnh và gây phong trào phản Mỹ thì Hoa Thịnh Đốn lại ra lệnh đình chỉ chuyên chở súng đạn qua giúp Trung Hoa Quốc Gia. Chính phủ Mỹ chẳng những đã không làm gì ré việc Trung Cộng xé bỏ hiệp ước đình chiến ký kết với phe Quốc gia, mà còn hoàn toàn làm thinh trước việc Nga Sô dùng vũ khí tịch thu của quân đội Nhật để trang bị cho Trung Cộng, và lần lượt triệt thoái hết quân đội Mỹ ra khỏi Bắc Kinh, Thiên Tân v.v..., ngừng hẳn viện trợ quân sự cho Trung Hoa Quốc Gia. Như thế, hai nước Trung Hoa và Hoa Kỳ trong sáu năm cùng chung tác chiến chống Nhật, cùng chung bảo vệ hòa bình Đông Á đã trở thành một trang sử bi thảm và ảm đạm đáng tiếc! Việc phe Trung Hoa Quốc Gia bị Cộng sản đánh bại phải rời bỏ lục địa chạy ra đảo Đài Loan là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thối nát tham nhũng, thất nhân tâm, không thu phục được quần chúng: nhưng cũng phải kể đến những sai lầm nghiêm trọng của Hoa Kỳ. Khi nhận thấy mình sai lầm trong việc không thể dùng tiền viện trợ để mua chuộc Trung- Cộng, hầu tiến tới độc chiếm thị trường Hoa Lục, Mỹ bèn quay sang chính sách bao vây kinh tế và ngoại giao. Một mặt không thừa nhận Trung-Cộng, không để Trung Cộng tham gia bất cứ tổ chức quốc tế nào, mà Hoa Kỳ là hội viên, và khnyến cao các nước trong khối Thế giới tự do cùng hành động như vậy. Mặt khác, bằng cách này bay cách khác, Hoa Kỳ phong tỏa không để hàng hóa sản xuất tại Trung Cộng lọt ra ngoài nhiều, và kêu gọi các nước tư bản Tây Phương thân Mỹ cũng như các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng Mỹ, đừng buôn bán, cúp nguyên liệu cho Trung Cộng. Vì chính sách bao vây phong tỏa ấy mà Hoa Kỳ phải bám cứng lấy Đài Loan, không chịu trao trả Xung Thẳng cho Nhật Bản, phải tham chiến ở Triều Tiên, phải giúp Pháp đem quân trở lại Đông Dương rồi làm cho Pháp sa lầy tại đây, và cuối cùng phải rút lui, nhường ảnh hưởng lại cho Mỹ. Việc Pháp đưa quân trở lại Việt Nam và đi đến chỗ thua trận Điện Biên Phủ, hình như nằm trong một kế hoạch giai đoạn được Chính phủ Hoa Kỳ chuẩn bị hết sức chu đáo kỹ lưỡng: Giai đoạn thứ nhất: Khuyến khích Pháp trở lại Đông Dương mở cuộc chiến tranh chống Việt Minh, vì Việt Minh là Cộng sản, và viện trợ cho Pháp chiến phí, vũ khí, cơ giới, quân trang, quân dụng. Giai đoạn thứ nhì: Thấy Pháp không làm nên trò trống gì mà tình hình Đông Nam Á cứ càng ngày càng khẩn trương; sợ dùng dằng, Trung Cộng sẽ nhảy vào như ở Triều Tiên, nên Mỹ đưa Bộ tham mưu qua Việt Nam nói tiếng là giúp Pháp, nhưng kỳ tình cốt chuẩn bị cho chương trình về sau, và khi Pháp sa lầy ở Điện Biên Phủ thì Mỹ viện đủ cớ, ngừng hẳn mọi trợ giúp, khiến Pháp phải thua trận cuối cùng một cách nhục nhã. Giai đoạn thứ ba: Thành lập tại Việt Nam một chính quyền chống Pháp, thân Hoa Kỳ. Chính quyền này được gọi là chính quyền quốc gia thuần tuý. Kế hoạch 3 giai đoạn đó, lúc đầu còn được bưng bít cẩn thận, nhưng càng ngày càng lộ dần ra, và do nguyên nhân đi đến chỗ Pháp xích mích Hoa Kỳ sau này. Bằng vào lời hứa của Hoa Kỳ là sẽ tích cực viện trợ, Pháp tưởng chỉ trong vòng vài ba năm là bình định được toàn cõi Đông Dương; nào ngờ chiến tranh càng ngày càng leo thang, và đợi tới lúc Pháp bắt đầu sa lầy thì Hoa Kỳ viện trợ nhot giọt có điều kiện. Điều kiện trước tiên mà Mỹ đưa, buộc Pháp phải nghe là hợp tác với Mỹ trong công cuộc phòng thủ chung châu Âu; và điều kiện thứ hai là phải trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam, bỏ hắn ý đồ chiến tranh thực dân. Vấn đề phòng thủ cgung châu Âu, đối với Pháp, là một nước cờ bắt bí Mỹ, vì Pháp biết sau chiến tranh thế giới II, châu Âu chưa gì đáng gọi là nguy hiểm mà phải phòng thủ, đấy chẳng qua là một mưu đồ để quân đội Mỹ hiện diện ở châu Âu, và để bảo đảm những quyền lợi Mỹ ở khu vực này. Về sau, vì bất bình với Hoa Kỳ trong chiến tranh Đông Dương nên tướng De Gaulle đã rút ra khỏi khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) và không chịu gia nhập thị trường chung châu Âu. Còn việc trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam thì điều kiện của Mỹ đưa ra là Việt Nam không ở trong Liên hiệp Pháp. Vấn đề này thật rác rối và tế nhị vì nếu không có ý đặt lại nền thống trị ở Đông Dương thì Pháp đưa quân qua đây chiếnn đấu làm gì? Cuối năm 1953 và đầu năm 1954, Pháp đã nhận thấy rõ mình hoàn toàn lâm thế kẹt: đánh Việt Minh mà không có viện trợ Mỹ thì đánh không nổi, rút lui cũng chẳng xong. Nếu nhận viện trợ Mỹ với những điều kiện như trên thì có nghĩa là trong tám năm gây chiến, Pháp thiệt bao nhiêu người, bao nhiêu của, rốt cuộc vẫn công cốc, nếu không muốn nói là dọn cỗ sẵn cho Mỹ hưởng. Điều khốn khổ khốn nạn cho Pháp là sau khi nghe lời Bộ tham mưu Hoa Kỳ, đưa 17 ngàn binh sĩ chiếm đóng khu lòng chảo Điện Biên Phủ, và nhè lúc Việt Minh bao vây, tấn công như vũ bão thì dư luận Mỹ lại rùm beng lên, nào công kích Pháp vẫn nuôi dưỡng óc thực dân ở Đông Dương, nào nói xa nói gần rằng Hoa Kỳ có thể đưa những Sư đoàn trước đây tác chiến ở Triều Tiên qua Việt Nam, và cũng có thể đưa cả bom nguyên từ tới để ngăn chặn Cộng sản đang lan rộng khắp vùng Đông Nam Á, nơi có nhiều quyền lợi đặc biệt của Hoa Kỳ. Những dư luận này xuất phát từ giới lập pháp, người thì cho rằng Hoa Kỳ nên trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, kẻ khác lại chống đối, nếu mục đích cuộc can thiệp để cốt giúp Pháp duy trì thuộc địa. Những dư luận thực hư - hư thực như trên là những đòn tâm lý đánh vào người Pháp, khiên Chính phủ Pháp vừa bối rối vừa lo ngại, nhất là khi nghe tin Tổng thống Eisenhowe tuyên bố cho các quốc gia Đông Dương được hưởng số tiền viện trợ mà Quốc hội Hoa Kỳ đã chấp thuận dành riêng cho các nước Viến Đông như Phi Luật Tân, Đài Loan, Thái Lan. Như vậy có nghĩa là Đông Dương đã bị liệt kê vào vùng mà Hoa Kỳ định gây ảnh hưởng. Song song với dư luận trên, Pháp còn gặp những lo ngahi khác, chẳng hạn khi thấy Hoa Kỳ ráo riết vận động ngoại giao với Trung Cộng - Nga Sô tại hội nghị Geneve, và nhất là khi biết Hoa Kỳ đã quyết định dùng lá bài Ngô Đình Diệm thay thế Thủ tướng Bửu Lộc. Đối với các quốc gia khác không mấy ai biết đến ông Ngô Đình Diệm, nhưng đối với Pháp thì ông Ngô Đình Diệm chẳng phải là người xa lạ. Hồi 1933 ông đã khảng khái từ chức Lại Bộ Thượng thư để phản đối Pháp không giữ lời hứa trao trả quyền hành lại cho triều đình Việt Nam. Kể từ ngày đó, ông dấn thân vào con đường cách mạng chống Pháp. Năm 1944, ông Ngô Đình Diệm bị mật thám Pháp vây bắt, phải trốn vào Sở hiến binh Nhật, và nhờ viên Lãnh sự Nhật Isida vận động với quân đội Nhật, cấp riêng cho ông một chiếc máy bay vào Sài gòn. Năm 1945, ông Ngô Đình Diệm lại bị Việt Minh bắt, đầy lên Thái Nguyên (Bắc Việt), và không biết như thế lực nào can thiệp mà sáu tháng sau ông được thả ra. Năm 1950, ông xuất ngoại sang La Mã và sau đó sang trú ngụ bên Hoa Kỳ. Cho tới này, chưa ai hiểu rõ nguyên nhân nào ông Ngô Đình Diệm được Việt Minh phóng thích cũng như tại sao hồi 1945, cựu Hoàng Bảo Đại lại có thể rời Hà Nội sang Côn Minh. Đa số dư luận cho rằng việc Cựu hoàng Bảo Đại thoát khỏi Hà Nội là do sự can thiệp của Thống chế Tưởng Giới Thạch, vì hồi này Trung Hoa Quốc Gia có phái sang Việt Nam một đạo quân 200 ngàn người với nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật, Sự hiện diện của đạo quân đó đặt ra lắm phiền phức khiến Việt Minh phải thương thảo với Trung Hoa Quốc Gia. Dư luận đồn rằng lúc đầu Chính phủ Việt Minh định cử một phái đoàn đi Trùng Khánh thương thuyết, nhưng phái đoàn do không được Trung Hoa Quốc Gia chấp thuận, và Thống chế Tưởng Giới Thạch đưa điều kiện chỉ có Cựu hoàng Bảo Đại là nhân vật đủ tư cách nhất để thương thuyết mà thôi. Nhờ điều kiện này mà Chính phủ Việt Minh buộc lòng phải để Cựu hoàng Bảo Đại cầm đầu phái đoàn, mặc dầu họ thừa biết chuyện ra đi của Cựu hoàng Bảo Đại không có ngày trở lại. Về cuộc ra đi của Cựu hoàng Bảo Đại hồi cuối năm 1945, không có một tài liệu đích xác nào để lại, chỉ biết Cựu hoàng Bảo Đại được đội quân của tướng Lư Hán hộ tống ra phi trường Gia Lâm, và khi Cựu hoàng lên phi cơ rồi thì tướng Lư Hán đuổi tất cả nhân viên trong phái đoàn trở về Hà Nội. Về vấn đề này, cho tới nay, nhiều người vẫn nghi ngờ có bàn tay người Mỹ nhúng vào, vì Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia hồi bấy giờ đang cộng tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong công cuộc chống Cộng. Cựu hoàng Bảo Đại có thoát khỏi Việt Minh thì năm 1949 mới có giải pháp Bảo Đại - mà giải pháp Bảo Đại là giai đoạn chuyển tiếp cho giải pháp quốc gia sau này. Chuyện ông Ngô Đình Diệm cũng thế, những người chứng kiến từ đầu đều quả quyết sở dĩ ông được Việt Minh trả tự do là nhờ sự can thiệp của Đức Giám mục Lê Hữu Từ và nhờ áp lực của khối Công giáo. Đành rằng khi có người thân tín của ông Ngô Đình Diệm từ Hà Nội gấp rút chạy về Phát Diệm báo tin cho Đức cha Lê Hữu Từ biết việc ông Diệm bị bắt, Đức cha Lê Hữu Từ với tư cách Cố vấn tối cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vội lên ngay thủ đô can thiệp, những không có bằng cớ nào bảo đảm rằng Việt Minh sợ vị Giám mục này mà thả tự do cho một người vốn từ lâu bị họ liệt vào loại tối nguy hiểm. Đằng khác, cũng cần nhấn mạnh rằng nếu Việt Minh sợ áp lực của khối Công giáo thì họ đã không giết ông Ngô Đình Khôi là anh ruột ông Ngô Đình Diệm, và cậu con trai duy nhất của của ông là Ngô Đình Huân. 
Như vậy việc ông Ngô Đình Diệm được Việt Minh phóng thích và mời hợp tác nhất định phải có sự can thiệp từ ngoài, vì theo một tài liệu chính xác thì ngay sau khi hay tin em ruột mình là cựu Lại Bộ Thượng Thư Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt, Đức Cha Ngô Đình Thục, lúc bấy giờ là Giám mục địa phận Vĩnh Long, đã vội vã gửi thư sang Hoa Kỳ cho Hồng Y Spellman là Giáo chủ Công giáo Mỹ, là Tổng Tuyên uý quân lực Hoa Kỳ, và là một nhận vật có nhiều thế lực ở Hiệp chủng quốc. Ông Ngô Đình Diệm là lá bài đúng như ý Hoa Kỳ mong muốn, vừa có tinh thần chống Pháp, vừa có tư tưởng quốc gia cực đoan, vừa có cảm tình với quần chúng, vừa có cái uy của nhân vật lãnh tụ. Khi quyết định chọn ông Ngô Đình Diệm hẳn Hoa Kỳ cũng nghĩ rằng với đạo đức và uy tín sắn có, ông Diệm sẽ quy tụ được nhiều thành phần và nhất là ông sẽ quyết liệt đòi pháp trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam đúng theo ý người Mỹ. Với kế hoạch ba giai đoạn, giai đoạn đầu đã êm trôi chót lọt, Pháp được Mỹ hỗ trợ, kéo quân trở lại Đông Dương gây chiến tranh thực dân. Qua giai đoạn thứ hai, tám năm gây chiến tranh, thực dân Pháp đã nhận được của Mỹ nhiều tiền bạc, vũ khí, cơ giới, quân trang, quân dụng. Ăn của chùa ngọng miệng, bấy giờ Mỹ mới bắt đầu ra điều kiện nọ kia, Pháp nhận là hèn, mà không nhận tức là rơi vào bẫy sập của Mỹ. Mục đích của Hoa Kỳ loại bỏ hết ảnh hưởng thực dân cũ khỏi Đông Nam Á và đưa thế lực của mình thay vào, nên trong giai đoạn thứ hai, Mỹ phải tìm cách cho Pháp sa lầy và thất trận thật nhanh. Có như thế mới tiến hành được giai đoạn thứ ba đưa ông Ngô Đình Diệm về nhân dân, lập một
Chính phủ quốc gia thuần tuý chống Pháp - thâm Mỹ. Giai đoạn thứ hai của kế hoạch hứa giúp Pháp thật nhiều tiền để Phấp đưa qân chiếm đóng Điện Biên Phủ, nhưng khi Điện Biên Phủ bị bao vây, bị tấn công ráo riết ngày đêm thì Hoa Kỳ trở cờ, tuyên bố không thể giúp thêm Pháp được gì, vì như thế là tạo nguy cơ cho Thế chiến thứ ba. Trong những ngày Điện Biên Phủ bị tấn công kịch liệt, quân kháng chiến tràn ngập hết điểm tựa nọ đến điểm tựa kia; và đang khi hội nghị Geneve khai nhóm (25-4-1954), các nhân vật cao cấp trong Chính phủ Pháp phải chạy đôn đáo khắp nơi, người thì sang Hoa Thịnh Đốn cầu khẩn, van nài, xin Mỹ giúp gấp bom đạn và nhiều phi cơ khu trục oanh tạc; kẻ thì tới Geneve luồn lụy, vận động ngầm với các Ngoại trưởng Anh, Nga, Trung Cộng để mong họ thuyết phục Việt Minh chấp nhận một giải pháp chấm dứt chiến tranh. Nhưng tất cả đều vô ích, Tổng thống Eisenhower đánh điện cho Thủ tướng Pháp ngày 26-4-1954, báo tin buồn rằng Quốc hội Hoa Kỳ không cho phép gửi chiến cụ sang giúp Pháp ở Đông Dương nữa, vì sợ chiến tranh mở rộng châu Á, đe dọa hòa bình thế giới; còn các Ngoại trưởng Anh, Nga, Hoa thì ngoảnh mặt làm ngơ, coi như Pháp bị hoàn toàn cô lập trên trường quốc tế. Không được Mỹ giúp, Pháp chỉ còn bốn chiếc B-26 cũ kỹ cung ứng cho chiến trường Điện Biên Phủ, nên cuối cùng bị quân kháng chiến tràn ngập vào buổi chiều 7-5-1954, sau 56 ngày chiến đấu trong tuyệt vọng. Sở dĩ ngày nay, nhiều luồng dư luận vẫn còn thắc mắc, cho rằng trận Điện Biên Phủ là do sự sắp đặt của Hoa Kỳ, là bởi căn cứ vào mấy nguyên nhân sau đây: - Từ 1953, Pháp đã e ngại về sự thiếu thành thật của Mỹ, và rõ mục đích của Mỹ là muốn hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, nên Pháp meu tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh mà không được. - Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, lẽ ra quân kháng chiến phải thừa thắng xông lên, tràn ngập vùng Trung châu Bắc Việt và chiếm thủ đô Hà Nội, Hải Phòng cùng nhiều nơi khác khắp Đông Dương. Nhưng trái lại tình hình chung lúc bấy giờ vô cùng yên tĩnh chưa từng có trong chiến tranh Việt - Pháp từ 1946. - Lúc hội nghị Geneve chưa kết thúc Hoa Kỳ đã đưa ông Ngô Đình Diệm về nước làm gì Thủ tướng. Việc Hoa Kỳ vận động đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm Thủ tướng, thay thế hoàng thân Bửu Lộc nằm trong giai đoạn 3 của kế hoạch, vì một năm sau ông Diệm về nước cháp chính, Bảo Đại mới bị truất phế (qua cuộc trưng cầu dân ý 23-10-1955), ông Diệm lên làm Tổng thống, tuyên bố miền Nam theo chính thể Cộng hòa, có Hiến pháp, có Quốc hội tức là những cơ cấu dân chủ căn bản như sự đòi hỏi của Hoa Kỳ. Với những diễn biến tình hình thế giới nói chung và châu Á nói riêng, từ sau chiến tranh thế giới II, người ta có thể quả quyết rằng cuộc nội chiến Trung Hoa 1945 - 1949 đã ảnh hưởng tới chiến tranh Việt Nam, và chiến tranh Việt Nam đang ảnh hưởng tới những biến động khắp vùng Đông Nam Á. Sự níu kéo dây chuyền này là do chính sách của Hoa Kỳ, muốn tạo ở Đông Nam Á một tình trạng bất ổn thường xuyên, vì một tình trạng như vậy sẽ giúp Hoa Kỳ có cớ duy trì lực lượng quân sự tại đây, để vừa bảo đảm an ninh cho Hiệp Chủng Quốc, vừa giữ vững những quyền lợi sẵn có, vừa tìm kiếm những nguồn lợi mới sau này. Thế thì chúng ta không lạ tại sao Mỹ phải liên hệ vào chiến tranh Việt Nam, và tại sao chiến tranh Việt Nam cứ kéo dằng dai hết năm nọ tới năm kia từ giai đoạn này qua giai đoạn khác.

No comments:

Post a Comment