Chương 10 - Chiến Tranh Việt Nam
Chương 10
ù Hoa Kỳ là một siêu cường quốc, quân đội cờ giới của họ dư phương
tiện, nhưng vẫn phải tuân theo nguyên tắc thông thường của binh pháp.
Binh pháp tự cổ chí kim đều dậy rằng tiến quân thì dễ, nhưng rút lui
lại rất khó, vì địch có thể lợi dụng trong lúc triệt binh để tấn công.
Việc Hoa Kỳ đổ hơn nửa triệu quân vào miền Nam Việt Nam chẳng có gì khó
khăn nguy hiểm, nhưng chỉ triệt thoái vài chục ngàn thôi, đã thấy tạo
nên một khoảng trống trong công cuộc phòng thủ. Muốn khuất lập khoảng
trống này, việc mở các cuộc hành quân sang Kampuchea là điều tối cần
thiết.
Trước kia, hồi Thái tử Sihanouk còn là Quốc trưởng Kampuchea, các cuộc
hành quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa dọc biên giới gặp phải rất
nhiều khó khăn.
Vì Kampuchea không công nhận đường ranh biên giới cũ từ hồi Pháp thuộc,
nên thường tố cáo sự vi phạm biên giới của các cuộc hành quân đó
Lợi dụng sự tranh chấp này, bộ đội Cộng sản Bắc Việt thường từ bên kia
lãnh thổ Kampuchea tràn qua tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và khi
bị phản công thì họ tức tốc rút lui. Những vụ tấn công này có tính cách
khiêu khích nhiều hơn, và có ý làm cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa đuổi
theo để Kampuchea tố vi phạm biên giới, hầu tạo thêm tình trạng căng
thẳng giữa Nam Việt Nam với Kampuchea.
Tình trạng biên hiới thực sự chấm dứt sau khi Quốc trưởng Sihanouk bị
lật đổ, và kể từ ngày đó Bắc Việt mở nhiều cuộc tấn công lớn vào quân
đội Khmer trên khắp lãnh thổ, khiến tân Chính phủ Kampuchea do Thống chế
Lon Nol lãnh đạo phải hốt hoảng yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ kéo
quân sang giải vây.
Đầu tháng 5-1970, trước lời yêu cầu khẩn cấp của tân Chính phủ
Kampuchea, quân lực Việt Nam Cộng Hòa với sự yểm trợ của lực lượng Hoa
Kỳ, đã chính thức vượt biên, tiến vào mật khu Cộng sản Bắc Việt ở Mỏ
Vẹt, Lưỡi Câu, và lên sát thủ đô Nam Vang. Những cuộc hành quân này
trước hết đã giúp cho việc triệt thoái binh sĩ Mỹ khỏi Nam Việt Nam được
an toàn, không sợ bị vvộ đội Cộng sản Bắc Việt đánh tập hậu.
Ngày 25-5-1970, một phái đoàn Chính phủ Kampuchea do Phó Thủ tướng kiêm
ngoại trướng Yem Sambaur cầm đầu, chính thức viếng thăm Sài gòn trong 3
ngày. Phái đoàn này xác nhận với Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rằng
Kampuchea đã cắt hẳn mọi quan hệ chính thức với Bắc Việt và Việt Cộng.
Phái đoàn cũng cam kết bảo vệ sinh mạng và tài sản Việt kiều, đông thời
hứa giải quyết càng sớm càng tốt những vấn đề còn đang gây cuộc tranh
chấp giữa hai nước.
Dầu vậy, sinh mạng và tài sản Việt kiều còn lại ở Kampuchea vẫn bị đe
doạ, quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu trên đất Kampuchea vẫn bị tố
cáo và tướng Đỗ Cao Trí bị yêu cầu thay thế, vì lẽ “ông là đã tỏ nhiều
thái độ khinh miệt quân đội Miên”.
Trong khi đó, bộ đội Cộng sản Bắc Việt vẫn không ngớt mở các cuộc tấn
cong trực tiếp đe dọa cả thủ đô Nam Vang, khiến các quan sát viên quốc
tế phải nhận định rằng nếu quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút lui thì chỉ 48
giờ sau là Nam Vang thất thủ, và 72 giờ kế tiếp là toàn thế lãnh thổ
Kampuchea lọt vào tay Cộng sản Bắc Việt.
Trước tình trạng đó, một mặt Thủ tướng Lon Nol vẫn gởi khẩn điện tới
tấp xuống Sài gòn, yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa mang quân tiếp viện, giải
vây và giải tỏa các trục giao thông chính yếu, nhất là quốc lộ số 4 nơi
nối cảng Sihanoukviile với thủ đô Nam Vang.
Ngay những ngày đầu, khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa vượt biên, Chính
phủ Việt Nam Cộng Hòa đã phải giải quyết 6 trong 12 vụ mà kháng thư
Kampuchea nhắc tới. Cách giải quyết của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là
giam cầm người phạm tội, và quyết định trong tương lai, nếu những chuyện
như vậy còn xảy ra thì tiền bồi thường thiệt hại sẽ được thanh toán
ngay tại chỗ.
Theo Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần văn Lắm thì giữa Việt Nam Cộng
Hòa và Kampuchea vẫn có những khó khăn mới về mặt ngoại giao. Những khó
khăn này có lẽ là việc tân Chính phủ Kampuchea lại muốn nêu lên vấn đề
biên giới và dự kiến kiện Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra tòa án quốc tế
La Haye về chuyện binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã cướp của họ ba ngàn chiếc
xe hơi du lịch cùng nhiều tài sản khác. Tân Chính phủ Lon Nol còn manh
nha làm sống lại phong trào chống đối Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong
hàng ngũ người Việt gốc Mên đa số cư ngụ tại các tỉnh thuộc Quân kh lV.
Ba ngàn chiếc xe du lịch mà Chính phủ Lon Non đề cập, không hẳn là của
dân chúng Kampuchea mà là tài sản riêng của các Việt kiều, khi bị “cáp
duồn”, họ phải theo quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi hương về Sài gòn và
mang theo những gì của họ.
Còn về phong trào người Việt gốc Mên đòi tự trị thì đã được nuôi dưỡng
từ lâu, nhưng chỉ âm thầm, mãi tới 1966-1967 mới thực sự bùng nổ, và sau
biến cố 18-3-1970 ở Kampuchea thì tạm yên.
Giữa lúc có những khó khăn mới về ngoại giao như thế thì Chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa lại lên tiếng yêu cầu Chính phủ Kampuchea phải gánh chịu
một phần về những phí tổn do các cuộc hành quân vượt biên gây ra. Phí
khoảng này lên tới 6 tỷ bạc Việt Nam trong vòng 4 tháng cho 20 ngàn quân
sang đánh nhau bên Kampuchea, chưa kể súng ống đạn dược và nhiên liệu.
Tuy nhiên, lời yêu cầu trên đây của Việt Nam Cộng Hòa đã bị Chính phủ
Kampuchea bác bỏ, viện lẽ rằng các cuộc hành quân vượt biên, nếu giúp
Kampuchea một phần thì cũng có lợi cho miền Nam Việt Nam một phần, vì
nhờ đó mà lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, nhất là những tỉnh dọc biên giới
có an ninh.
Các cuộc hành quân vượt biên của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trên lãnh
thổ Kampuchea cũng như ở Hạ Lào hồi tháng 2.1971, dầu ai lợi, ai hại,
nhiều hay ít, thì nó vẫn là một khúc rẽ quan trọng trong chiến tranh
Việt Nam.
Từ lâu rồii, người ta vẫn không muốn tách rời chiến tranh Việt - Mên -
Lao ra riêng biệt. Hơn thế, nhiều người còn nghi ngờ rằng chiến tranh
Đông Dương hiện nay và chiến tranh khắp vùng Đông Nam Á sau này, thực
chất chỉ là một, vì những cuộc chiến tranh tại vùng này, rốt cuộc sẽ
chẳng có kẻ thua người thắng, và chính những quốc gia bị chiến tranh tàn
phá lại là những quốc gia chẳng bao giờ được toàn quyền giải quyết với
nhau theo ý riêng mình.
Từ cuối 1969, người ta đã bấy giờ nghe nói tới chủ thuyết Nixon, nhất
là sau khi Trung Cộng được thừa nhận vào Liên Hiệp Quốc thay thế Trung
Hoa Quốc Gia, và việc Tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa
hồi tháng 2 và tháng 5-1972, lại càng khiến dư luận nghĩ rằng thế nào
cũng có một sự đổi chác hay một sự sắp đặt cho số phận những nước nhược
tiểu trong vùng Đông Nam Á, dù những nước đó theo phe Cộng sản hay phe
Tự do.
Điều dư luận suy đoán trên đây là dựa vào những biến chuyển lớn lao của
tình hình thế giới cho rằng chiến tranh theo quan niệm thực dân cũ đã
lỗi thời, và trước mắt các siêu cường quốc hiện nay, không còn ai là
cộng sản, ai là quốc gia, cũng chẳng có đồng chí, đồng minh, mà chỉ có
duy nhất một đối tượng là “thị trường” và “người tiêu thụ”.
Vì thực chất chiến tranh hiện nay là như vậy nên tất cả những biến cố
xảy ra tại ba quốc gia nằm chung trên bán đảo Đông Dương đều ràng buộc
và mật thiết liên quan với nhau, chẳng hạn biến cố 18-3-1970 ở Kampuchea
và các cuộc hành quân ở Hạ Lào hồi tháng 2-1971 là để giúp cho chương
trình Việt hóa thành công, đồng thời bảo đảm an toàn cho công cuộc triệt
thoái binh sĩ Mỹ.
Về mục đích chương trình Việt hóa chiến tranh, tuy Tổng thống Nixon đã
nói rõ là “Những quốc gia đang hoàn toàn sống nhờ vào viện trợ Mỹ, và
đang có sự hiện diện của quân đội Mỹ trong các cuộc hành quân, phải tự
đảm nhận lấy những trọng trách lớn lao hơn cho quyền lợi của chính mình,
cũng như quyền lợi của Hoa Kỳ”, nhưng chương trình đó vẫn là cốt tránh
cho thanh niên Mỹ khỏi mọi sự chết chóc hay bị bắt làm tù binh trong khi
cầm súng chiến đấu ở ngoài, và vẫn bảo đảm được thực chất chiến tranh
theo đúng chính sách của Mỹ định thi hành ở Đông Nam Á.
Điều này thật rõ ràng vì sau biến cố chính trị 18-3-1970 ở Kampuchea,
chiến tranh Việt Nam mở rộng và leo thang đến mức kinh khủng, nhưng nhìn
vào con số tổn thất và bị thương của binh sĩ Hoa Kỳ ai cũng nhận thấy
xuống thấp tới mức chưa từng thấy.
Chương trình Việt hóa chiến tranh quả là một thành công lớn lao về phía
Hoa Kỳ, đặc biệt riêng đối với Tổng thống Nixon, vì với chương trình
này, ông vừa tự hào trước Quốc hội là giữ lời hứa khi ra tranh cử hồi
1968 rằng sẽ tìm cávh giải quyết kết thúc chiến tranh Việt Nam, vừa
chứng minh cho dư luận quần chúng Mỹ cũng như dư luận chung toàn thế
giới thấy rõ thái độ thiện chí hòa bình của Hoa Kỳ, vừa trút phần lớn
trách nhiệm gây chiến tranh lên đầu Cộng sản Bắc Việt.
Kết quả là tối 25-1-1972, Tổng thống Nixon công bố trên hệ thống truyền
thanh và truyền hình Hoa Kỳ đề nghị mới 8 điểm trong đó có điểm đặc
biệt là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu từ chức giao quyền
xử lý lại cho Chủ tịch Thượng nghị viện Nguyễn văn Huyến và thành lập
Ủy ban bầu cử với sự tham dự của phe bên kia.
Sáng 26-1-1972, tại Sài gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn
Thiệu cũng tuyên bố sẵn sàng từ chiếc theo như đề nghị của Tổng thống
Nixon, yêu cầu phe bên kia từ bỏ vũ khí để tổ chức bầu cử, và cam đoan
tôn trọng kết qua cuộc bầu cử hỗn hợp đó.
Đề nghị của Tổng thống Nixon và những lời tuyên bố của Tổng thống
Nguyễn văn Thiệu đã làm cho dư luận quần chúng Nam Việt Nam lo ngại phần
nào, có lẽ coi đó là một sự nhượng bộ quá đáng. Dầu vậy, Cộng sản Bắc
Việt vẫn không chấp nhận, và còn đưa ra phản đề nghị 9 điểm.
Nội dung đề nghị 8 điểm của Tổng thống Nixon và phản đề nghị 9 điểm của
Bắc Việt, không khác nhau là bao. Cả hai bên đều nói đến vấn đề Mỹ rút
quân ngừng bắn, tôn trọng hiệp định Geneve 1954, trao đổi tù binh, những
vấn đề nội bộ của các quốc gia Đông Dương sẽ được giải quyết trên căn
bản tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ v.v... Thế nhưng dụng
tâm của Bắc Việt vẫn là muốn xóa bỏ chế độ chống cộng hiện hữu tại Nam
Việt Nam, giải giới quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và không nhận những cơ
quan Hiến định sẵn có của Nam Việt Nam.
Với đề nghị 8 điểm, Tổng thống Nixon tự coi mình đã tỏ thiện chí đến
tối đa trong việc giải quyết chiến tranh Việt Nam, và đó chính là cách
ông lựa chọn dư luận để ngày 23-3-1972, đơn phương đưa ra quyết định
ngừng nhóm hòa đàm Ba Lê, viện lẽ “Bắc Việt ngăn trở từ ba năm rưỡi nay,
họ từ chối thương thuyết nghiêm chỉnh, và họ sử dụng cuộc hòa đàm vào
mục đích tuyên truyền trong khi Hoa Kỳ cố gắng mưu tìm hòa bình” (tuyên
bố của Tổng thống Nixon trong cuộc họp báo ngày 24-3-1972).
Từ ngày mở ra cho tới ngày 23-3-1972, trải qua 145 phiên họp, hòa đàm
Ba Lê hoàn toàn dẫm chân tại chỗ, không tiến triển được chút nào trong
việc tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh Việt Nam, vì cả đôi bên đều
dụng tâm dùng diễn đàn phô trương lập trường của mình trước dư luận thế
giới.
Việc Tổng thống Nixon đơn phương quyết định ngừng họp hòa đàm Ba Lê là
một đòn chính trị phủ đầu cốt ý tố cáo sự ngoan cố của Bắc Việt, và thúc
đẩy Bắc Việt phải đi đến chỗ: hoặc “thương thuyết nghiêm chỉnh” theo ý
muốn Hoa Kỳ, hoặc mở một cuộc bầu cử mới tại Nam Việt Nam.
“Thương thuyết nghiêm chỉnh” theo ý muốn Hoa Kỳ là điều mà Bắc Việt không thể làm.
Khi đơn phương công bố quyết định ngừng nhóm hòa đàm Ba Lê ngày
23-3-1972, chắc chắn Tổng thống Nixon đã nắm đầy đủ dứ kiện trong tay về
việc quân Cộng sản Bắc Việt tập trung nhiều ở vùng giới tuyến và cao
nguyên Trung phần, vì trước Tết Nhâm Tý 1972, các tin tức tình báo cho
biết những cuộc tập trung Cộng quân như vậy.
Bởi thế, trong những ngày đầu, khi quân Bắc Việt vượt tuyến tấn công
bằng trận địa chiến vào tỉnh Quảng Trị của Nam Việt Nam ngày 31-3-1972
Tổng thống Nixon vẫn có thái độ tỉnh bơ, và dứt khoát quyết định không
gửi bộ binh phản công.
Sự kiện đáng lưu ý là cuộc vượt tuyến của cộng quân Bắc Việt xảy ra
đúng lúc Tổng thống Nixon đang sửa soạn Nga du, và khi thấy Cộng quân
chiếm Đông Hà - Quảng Trị, uy hiếp cố đô Huế thì nhiều người hoang mang
nghi ngờ, không biết thái độ của Mỹ sẽ như thế nào đối với bạn đồng minh
Nam Việt Nam.
Sự nghi ngờ này cũng hướng về cuộc đông du Nga Sô, vì dạo ấy, một vài
luồng dư luận quốc tế đã vội vã tiên đoán rằng có thể chuyến công du
lịch sử đó sẽ bị hủy bỏ.
Trong suốt tháng 4-1972, hầu như quân Bắc Việt làm chủ tình hình chiến
trường. Tại vùng giới tuyến, họ chiếm Đông Hà - Quảng Trị. Tại thị xã An
Lộc thuộc tỉnh Bình Long, cách Sài gòn 100 cây số, họ pháo kích trung
bình mỗi ngày 7 ngàn viên đạn đại bác đủ loại, buộc quân Việt Nam Cộng
Hòa phải tử thủ nơi đây. Tại Kontum, một vài đơn vị của họ cũng xâm nhập
vào thành phố, và thường xuyên đe dọa cắt đứt quốc lộ 14.
Trước tình hình cực nghiêm trọng đó, nhiều người vừa hoài nghi vừa
trách móc Hoa Kỳ cho rằng với phương tiện dư dả, với đầy đủ máy móc điện
tử tối tân, với khả năng hủy diệt khủng khiếp của Lực lượng không quân
chiến lược B-52, và với hoa lực hùng hậu của Hạm đội số 7, tại sao Hoa
Kỳ không phát giác, không ngăn chặn trước cuộc xâm lăng của Cộng sản Bắc
Việt, và không bảo vệ nổi Quảng Trị-Đông Hà?
Tất cả những hoài nghi, trách móc trên đã được giải tỏa phần nào khi
Tổng thống Nixon đưa ra quyết định quan trọng ngày 8-5-1972. Quyết định
này gồm 4 điểm:
1. Tất cả mọi ngã đi vào các hải cảng Bắc Việt sẽ bị đặt thủy lôi để
ngăn cản tàu bè ở ngoài vào và ngăn cản các hoạt động của hải quân Bắc
Việt xuất phát từ các hải cảng ấy.
2. Quân lực Hoa Kỳ đã được lệnh áp dụng những biện pháp thích nghi
trong hải phận Bắc Việt để ngăn chặn sự chuyển giao bất cứ thứ tiếp liệu
nào.
3. Thiết lộ và tất cả các đường giao thông khác của Bắc Việt sẽ bị cắt đứt tối đa.
4. Các cuộc không tập và hải pháo chống các mục tiêu quân sự ở Bắc Việt sẽ tiếp tục.
Các biện pháp trên đây, theo lờ Tổng thống Nixon, không nhằm chống bất
cứ quốc gia nào khác, mà chỉ nhằm ngăn chặn, “không cho vũ khí lọt vào
tay bọn sống ngoài vòng luật pháp quốc tế Bắc Việt”.
Trong lời tuyên bố trên đài vô tuyến truyền thanh và truyền hình đêm
8-5-1972, Tổng thống Nixon nhắc lại việc Cộng sản Bắc Việt vượt tuyến
hồi cuối tháng 3-1972, và cho biết ông đã có nhiều cố gắng để mưu tìm
hòa bình ở Việt Nam, chẳng hạn chỉ thị Đại sứ Porter trở lại hòa đàm Ba
Lê ngày 27-4-1972, cử Tiến sĩ Kissinger đi thương thuyết mật với Lê Đức
Thọ ngày 2-5-1972, nhưng Bắc Việt đã thẳng tay khước từ cứu xét bất cứ
đề nghị nào, họ cũng không chịu đưa ra đề nghi mới của riêng họ, mà chỉ
đọc lại từng chữ những yêu sách công khai trước đây.
Đi xa hơn, Tổng thống Nixon còn cho biết ròng rã 3 nam thương thuyết
vừa công khai vừa kín đáo với Bắc Việt, Hoa Kỳ đã đề nghị những gì mà
một vị Tổng thống Hoa Kỳ có thể đề nghị được, chẳng hạn đề nghị xuống
thang chiến cuộc, đề nghị ngừng bắn và một thời hạn rút quân, đề nghị
một cuộc tuyển cử tại Nam Việt Nam v.v... nhưng “Bắc Việt đã đáp ứng
những đề nghị đó bằng những lời lẽ xấc xược và thóa mạ”.
Tổng thống Nixon kết án Bắc Việt đã khước từ một cách trắng trợn và
kiêu căng việc thương nghị một đường lối kết liễu chiến cuộc và vãn hồi
hòa bình. Sự trả lời của họ đối với bất cứ đề nghị hòa bình nào của Hoa
Kỳ bằng cách leo thang chiến tranh.
Bởi những lẽ đó và để bảo đảm sinh mạng 60 nghìn binh sĩ Mỹ còn lại tại
Nam Việt Nam khỏi bị đe dọa Tổng thống Nixon nói rằng không còn cách
nào khác hơn là phải hành động cương quyết bằng cách ban hành 4 biện
pháp trên.
Song song bốn biện pháp đó, Tổng thống Nixon còn đưa ra hai điều kiện để chấm dứt:
1, Tất cả các tù binh Hoa Kỳ phải được hồi hương.
2. Phải có một cuộc ngừng bắn có quốc tế giám sát trên toàn cõi Đông Dương.
Tổng thống Nixon coi hai điều kiện trên đây là rộng rãi, không còn đòi hỏi bất cứ phía nào phải đầu hàng hay mất thể diện.
Những điều kiện mà Tổng thống Nixon coi là rộng rãi thì Bắc Việt lại
cho là quá chật hẹp, không thể chấp nhận được. Bởi thế, dầu không còn đủ
sức mở những trận tấn công lớn, nhưng Bắc Việt vẫn bị dồn vào thế phải
bám vào miền Nam Việt Nam để hứng chịu những cuộc oanh tạc nặng nề trên
toàn miền Bắc trung vình mỗi ngày có khoảng 200 phi vụ do Không quân Mỹ
thực hiện, trong số kể cả những phi vụ của những pháo đài bay B-52.
Cuộc công du Nga Sô của Tổng thống Nixon diễn ra bình thường hồi hạ
tuần tháng 5-1972. Nhân cuộc công du này, Mỹ - Nga đã đạt được những
hiệp ước song phương rất quan trọng, và chiến tranh Việt Nam mà nhiều
người lầm tưởng sẽ được giải quyết nơi đây thì ngay sau đó, nó vẫn tiếp
tục leo thang, Bắc Việt vẫn bị dội bom và phong toả.
Tháng 10-1972, trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ nhiều dấu hiệu cho
thấy Tổng thống Nixon còn muốn thực tâm tìm một giải pháp chấm dứt chiến
tranh Việt Nam; dư luận thế giới cũng đinh ninh rằng vì nhu cầu bầu cử
ít nhất Tổng thống Nixon phải có một hành động ngoạn mục để chứng minh
với cử tri rằng ông đã giữ lời hứa khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu hồi 1969.
Càng gần đến ngày bầu cử 7-11-1972, người ta càng thấy những hoạt động
ngoại giao nhộn nhịp của Hoa Thịnh Đốn - đặc biệt của Tiến sĩ Kissinger
và phụ tá Haig.
Tiến sĩ Kissinger đị lại thường xuyên giữa Hoa Thịnh Đốn, Ba Lê và Sài
gòn, bí mật hội đàm với Lê Đức Thọ nhiều lần, rồi tiết lộ nội dưng những
cuộc mật đàm này với Tổng thống Pháp Pompidou.
Trong khi đó, tình hình chính trị miền Nam Việt Nam sôi động mạnh, cờ
quốc gia mầu vàng ba sọc đỏ được lệnh vẽ, dán và treo khắp nơi, khiến
giá cờ leo thang và một số người lợi dụng cơ hội hốt được nhiều tiền.
Chưa bao giờ ở miền NamViệt Nam diễn ra quang cảnh cờ xí ngợp trơgi như
những ngày cuối tháng 10-1972, có thể nói gần như mỗi người phải sắm
một lá cơ để chuẩn bị đấu tranh chính trị với Cộng sản.
Cùng với phong trào vẽ cờ, dán cờ, treo cờ, các đảng phái, đoàn thể,
tôn giáo hội họp liên miên, vì ai cũng tưởng rằng Hoa Kỳ và Bắc Việt đã
thỏa thuận ký hiệp ước ngừng bắn vào ngày 31-10-1972, hiệp ước đó - theo
dư luận một số người - sẽ bất lợi cho Nam Việt Nam.
Việc Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội thỏa thuận thỏa thuận ký hiệp ước ngừng
bắn vào ngày 31-10-1972 là điều có thật. Nhưng ngày 26-10-1972, tiến sĩ
Kissinger - nhân vật đã mật đàm nhiều lần với Lê Đức Thọ - đột nhiên mở
cuộc họp báo.
Trong cuộc họp báo này, Tiến sĩ Kissinger chính thức tuyên bố rằng ngày
8-10-1972, lần đầu tiên Bắc Việt đã đưa ra một đề nghị khiến Hoa Kỳ có
thì xúc tiến nhanh chóng cuộc thương nghị. Đề nghị đó là trước hết đôi
bên chú trọng vào việc kết liễu chiến tranh về khía cạnh quân sự, từ bỏ
yêu sách thành lập Chính phủ liên hiệp nắm trọn quyền hành tại Nam Việt
Nam, đồng thời nhìn nhận các nhân vật lãnh đạo cùng những cơ cấu chính
quyền hiện hữu của Sài gòn. Tiến sĩ Kissinger cũng nhìn nhận: “Các
thương thuyết gia của Bắc Việt đã tỏ ra có thiện chí và rất nghiêm
chỉnh”.
Từ trước tới nay, tại các phiên họp hòa đàm cũng như mật đàm, Bắc Việt
vẫn luôn luôn giữ vững lập trường: đòi giải quyết các vấn đề quân sự và
chính trị cùng một lúc, đòi giải tán Chính phủ hiện hữu tại Nam Việt
Nam, đòi giải quyết riêng rẽ vấn đề ba nước Việt-Mên-Lào, và đòi thành
lập Chính phủ hòa hợp dân tộc để đi đến tổng tuyển cử.
Việc Bắc Việt đột nhiên thay đổi lập trường, từ cứng rắn trở nên mềm
dẻo, là một sự kiện đáng chú ý trong chiến tranh Việt Nam, khiến Hoa Kỳ
đã thỏa thuận ký kết với họ một hiệp ước ngừng chiến vào ngày 31 tháng
10.
Tuy nhiên, theo lời tuyên bố của tiến sĩ Kissinger trong cuộc họp báo
tại Hoa Thịnh Đốn ngày 26-10-1972 thì “Người ta đã thấy mầm mống một sự
hiểu lầm” và “Hoa Kỳ không thể ký một thỏa hiệp mà trong đó các chi tiết
còn phải được thảo luận”.
Những chi tiết cần phải được thảo luận thêm, tiến sĩ Kissinger nói ở
đây, trước hết là “khả năng trừu tượng của một cuộc ngừng bắn” vì theo
sự tiết lộ của tiến sĩ Kissinger thì “có lẽ không một phe nào đã nói
được một cách minh bạch về vấn đề ấn định thời gian và phương cách thực
hiện một cuộc ngừng bắn trong một quốc gia không có giới tuyến rõ ràng”.
Thứ đến, trong cách hành văn của bản thỏa hiệp “còn có nhiều sự lờ mờ”,
khiến cần phải có một phiên họp nữa để sửa lại cho rõ ràng. Những sự lờ
mờ đó theo tiến sĩ Kissinger là “song song với cuộc ngừng bắn, còn kéo
dài các cuộc hành quân để đủ thời gian thiết lập sự kiểm soát chính trị ở
một vùng nào đó”. Hoa Kỳ muốn tránh nguy cơ tổn thất nhân mạng và có lẽ
cả nguy cơ tàn sát ở vài nơi, nên muốn thảoluận những biện pháp để
thiết lập một Ủy hội giám sát quốc tế cùng lúc với việc công bố ngừng
chiến.
Mặt khác, có những vấn đề ngôn ngữ, chẳng hạn Hoa Kỳ gọi Hội đồng hòa
giải quốc gia là “Administration Structure” (Cơ cấu hành chính), để vạch
rõ rằng Hoa Kỳ không coi nó như một cơ cấu có thể so sánh được với một
Chính phủ Liên hiệp.
Sau khi đã nêu ra những vấn đề chuyên môn trên đây, khiến Hoa Kỳ không
thể ký thỏa ước ngừng bắn với Bắc Việt vào ngày 31-10-1972, tiến sĩ
Kissinger còn nại ra những chứng cớ chính trị cho việc không ký kết đó.
Tiến sĩ Kissinger nói rằng “Hoa Kỳ chỉ thảo luận những gì đã được
thương nghị trước hết tại Hoa Thịnh Đốn rồi tại Sài gòn. Có rất nhiều
điều thảo luận, hoặc giả như Sài gòn đã có sự phủ quyết về cuộc thương
nghị của Hoa Kỳ”.
Sài gòn, theo lời tiến sĩ Kissinger, đã bày tỏ ý kiến với một sự mạnh
dạn cả công khai lẫn kín đáo, và Hoa Kỳ đã đồng ý ít nhiều với ý kiến
Sài gòn.
Thêm vào đó, còn một lý do khiến Hoa Kỳ từ chối việc ký hiệp ước ngừng
bắn với Bắc Việt, vì trong thời gian có đồng nghiệp của tiến sĩ
Kissinger, và cả chính ông nữa, tới Sài gòn cùng đi thăm một số quốc gia
Đông Nam Á khác, nhận thấy tại những nơi ấy, đã có những ưu tư nào đó
về những chô không rõ ràng nào đó trong bản dự thảo thỏa hiệp mà Hoa Kỳ
nghĩ là cần phải tu chỉnh và hoàn thiện. (Trích lời tuyên bố của
Kissinger với báo chí ngày 26-10-1972 ở Hoa Thịnh Đốn).
Sau cuộc họp báo của tiến sĩ Kissinger, chuyện phải đến đã đến. Ngày
31-10-1972 mà nhiều người chờ đợi sẽ đem lại một cái gì mới lạ cho chiến
tranh Việt Nam, đã qua đi trong im lặng, và cuộc bầu cử Tổng thống Hoa
Kỳ ngày 7-11-1972 diễn ra bình thường với sự tái đắc cử vẻ vang của Tổng
thống Nixon.
Trước ngày bầu cử, một thỏa hiệp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng mà rốt cuộc
vẫn bị phủ nhận, huống hồ sau bầu cử, lại càng không có điều kiện nào
bảo đảm Mỹ với Bắc Việt sẽ đi đến chỗ ký kết ngừng bắn, mặc dầu ông
Kissinger lại qua Ba Lê, và các cuộc mật đàm vẫn cứ tiếp tục.
Quả vậy, trong khi nhiều tin tức từ thủ đô Pháp đánh đi, nói tới sự cởi
mở lại những phiên mật đàm, và trong khi bầu không khí chính trị ở Sài
gòn sôi động nhất, thì bất thần ngày 16-12-1972, tiến sĩ Kissinger lại
họp báo, to cáo thái độ ngoan cố của Hà Nội, đồng thời nhấn mạnh tới
thiện chí tối đa của Hoa Kỳ trong việc mưu tìm hòa bình cho Việt Nam, và
qua ngày 18-12-1972, Không lực Hoa Kỳ tái oanh tạc Bắc Việt với một mức
độ kinh khủng chưa từng thấy.
Với cuộc họp báo này, viẫn ảnh hòa bình cho Việt Nam và các dân tộc
Đông Dương đã xa vời càng xa vời thêm, vì đôi bên cùng lúc tố cáo nhau
bằng những lời lẽ nặng nề, và đều trút hết trách nhiệm phá hoại hòa bình
cho nhau. Trong khi đó, phía Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã ra lệnh cho
ông Kissinger hãy gián đoạn những cuộc thảo luận tại Ba Lê, bởi vì “càng
ngày nó càng có tính chất của một trò chơi đánh đố với nhau”.
Dầu ai phải ai quấy trong việc phá hoại hiệp ước ngừng ban thì thái độ
chống quyết liệt của Chính phủ Sài gòn cũng phải được coi là một điểm
mấu chốt. Thái độ đó ít nhất đã giúp Hoa Kỳ có thêm lý do để từ chối ký
kết thỏa hiệp với Bắc Việt.
Chưa ai biết trong tương lai, Hoa Kỳ có thực hiện được mục tiêu đối với
Bắc Việt hay không, vì mục tiêu này, theo lời tiến sĩ Kissinger là
“Muốn đi từ tình trạng đối nghịch sang tình trạng bình thường và từ tình
trạng bình thường sang tình trạng hợp tác, chứ không phải một cuộc
ngừng bắn”, nhưng khi mà chương trình Việt hóa chiến tranh được kể là
thành công, và khi mà Hoa Kỳ rút được gần hết quân đội ra khỏi Nam Việt
Nam, thì họ có quyền theo đuổi mục tiêu đó tới kỳ cùng, nếu Hà Nội ngoan
cố, không chịu chấp thuận ý muốn của Mỹ thì cuộc chiến cứ tiếp tục, với
mọi trách nhiệm lúc bấy giờ sẽ bị Mỹ trút hết lên đầu Bắc Việt.
No comments:
Post a Comment