Friday, June 12, 2015

Chương Kết Chiến tranh và tội ác


Chương Kết
Chiến tranh và tội ác

     ó chiến tranh tât nhiên có tội ác vì chiến tranh là tàn phá, là chết chóc, là hủy diệt, kể của những cuộc chiến tranh được gọi là “Thánh chiến” giữa các tôn giáo. chiến tranh và tội ác luôn luôn đi kèm. Chiến tranh Việt Nam tuy không có một chiến tuyến rộng lớn bao la từ Thái Bình Dương qua Đại Tây Dương, từ châu Á qua châu Âu như chiến tranh thế giới II, nhưng trong chiến tranh Việt Nam, tội ác cũng chống chất, kinh khủng chẳng kém gì việc Đức Quốc Xã tàn sát sáu triệu người Do Thái, hay việc Mỹ thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki giết một lúc hàng trăm ngàn dân vô tội của xứ hoa anh đào. Khoan đọc vội những bản thống kê, cứ nhìn vào sự tiến triển của chiến tranh Việt Nam, từ gậy tầm vông đến đủ loại vũ khí tối tân như Không quân chiến lược B-52, F-111A, hỏa tiễn SAM, hoa tiễn kích không, chiến xa, đại bác đủ loạ,i đủ cỡ v.v... đã thấy tội ác chống chất đến bực nào. 
Nói đến tội ác trong chiến tranh Việt Nam, người ta không chỉ chú ý tới cảnh giết chóc tàn phá của bom đạn, hay những hành động dã man trong vụ Mỹ Lai, Biến cố Tết Mậu Thân, “Đại lộ kinh hoàng” ở Quảng Trị. Chiến tranh Việt Nam tuy thu hẹp trong phạm vi nhỏ bé của một nước nhược tiểu, nhưng lại có sự liên hệ sâu sắc của những siêu cường, và kéo một số quốc gia khác dính líu vào. Dưới hình thức một cuộc chiến tranh phá hoại với nhiều loại vũ khí tối tân, nên cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam đều bị thiệt hại nặng về mọi mặt và gây một tình trạng suy sụp kinh tế toàn diện. Về nhân mạng, nếu chỉ kể từ 1-4-1972 đến 1-10-1972, người ta đã thấy Bắc Việt có khoảng 86.453 tử thương. Nhưng nếu tính từ 1961 đến đầu tháng 10-1972 thì con số đó lên hơn 892.170 tử thương về phía Bắc Việt. Số tử thương và bị thương càng cao thì vấn đề bổ sung quân số càng đòi hỏi cấp bách. Phía Bắc Việt, quân số chính thức của họ đưa vào Nam Việt Nam được kể là 14 Sư đoàn, những chỉ trong vòng 6 tháng đã bị tử thương gần 100 ngàn, nên hiện thời, quân số của mỗi Sư đoàn chỉ còn khoảng năm ngàn người thay vì 10 ngàn theo cấp số ấn định. Để bổ sung cho sự thiếu hụt lớn lao đó, chính quyền Hà Nội đã phải động viên tới cả những em thiếu nhi ở lứa tuổi 13 - 14, kể của những em đang theo học ngành kỹ thuật là một ngành được coi như tối cần thiết ở Bắc Việt. Theo tin hãng thống tấn Pháp AFP đánh đi ngày 28-9-1972 thì vì vấn đề bổ sung quân số cho các đơn vị xâm nhập miền Nam nên nhà cầm quyền miền Bắc Việt Nam đang ráo riết ép buộc các giới chức địa phương phải đốc thúc thiếu niên đi lính. Nhiều địa phương thi hành lệnh này một cách tích cực, chẳng hạn riêng tỉnh Hà Nam đã đưa khoảng 200 ngàn thiếu niên vào bo đội, và những bộ lạc dân tộc thiếu số Mán-Mèo v.v... cũng bị lệnh này chi phồi. Bởi thế, không ai thấy làm lạ khi thấy đa số binh sĩ trong các đơn vị Bắc Việt toàn là thiếu niên lứa tuổi từ 13-14 đến 17. Nếu chết chóc mà đổi được hòa bình thì mức sinh sản nhanh chóng sẽ bù đắp vào. Đằng này, cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, di lụy đến hàng thế hệ mai sau. Đó là điểm được các tổ chức từ thiện, tôn giáo, các nhà đạo đức chú ý nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam. Thực trạng xã hội hai miền Nam, Bắc Việt Nam hiện nay ra sao, Điều này ai cũng nhận thấy tận mắt. Với thực trạng đó, khiến người ta nhớ lại sau chiến tranh thế giới II, một nhà xã hội học Nhật Bản đã tuyên bố rằng cái bất hạnh lớn lao nhất đối với nước Nhật Bản không phải là sự bại trận, đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, mà là việc cả một thế hệ sa đoạ, đua nhau chạy theo trào lưu vật chất, làm tiêu tan tinh thần võ sĩ đạo cổ truyền của dân tộc Nhật Bản. Với chiến tranh Việt Nam người ta cũng nói lên mối lo âu tương tự, vì thế hệ hiện tại đã quá kinh hoàng trước thảm cảnh chết chóc tàn phá, nên ai cũng lo sợ sống vội sống vàng; sống không biết có ngày mai; sống vì sợ nếu chần chừ, e không còn cơ hội nào được sống nữa. Tuổi trẻ thất vọng, yêu cuồng sống vội, biến đời mình thành một đêm rằm không trăng đã đành. Nhưng với người lớn, một sự chán nản cũng đã xâm chiếm tâm hồn, khiến nghĩ đến hiện tại nhiều hơn là hướng nhìn về tương lai. Hiện tại, việc giải quyết những nhu cầu thực tế hàng ngày là điều tối cần thiết đối với hầu một mọi gia đình Việt Nam. Ở miền Bắc, dầu các nhà lãnh đạo Hà Nội có tài động viên đến đâu thì mức sống của người dân vẫn xuống thấp đến mức không thể tưởng. Từ ngàn xưa, miền Bắc vốn đã nghèo ngay trong thái bình, lúa gạo sản xuất chưa đủ ăn, huống hồ hiện tại họ chịu đựng chiến tranh gần 30 năm và đang bị Hoa Kỳ oanh tạc, phong toả, gây ra không biết bao nhiêu là khó khăn trước mắt. Khó khăn nghiêm trọng nhất hiện nay ở miền Bắc là vấn đề sản xuất ngừng trệ. Tình trạng này gây nên một phần do nạn thiếu nhân công, thiếu thợ chuyên môn lành nghề. Phần khác vì các cuộc không tập dữ dội của Không quân Mỹ. Về nhân công, có thể nói hầu hết trai tráng đã phải lên đường nhập ngũ vào Nam, chỉ còn lại đàn bà, con gái và một số thiếu niên chưa được huấn luyện thành thục. Trong khi đó thì công việc hàng ngày thường bị gián đoạn vì nạn máy bay oanh kích. Đằng khác, một người dân miền Bắc phải làm hai ba nhiệm vụ cùng lúc: học tập chính trị để thấm nhuần tư tưởng tham gia công tác chiến đấu - phòng không; tham gia sản xuất lẫn nông nghiệp. Theo các bản thống kê do chính quyền miền Bắc công bố thì mặc dầu bị bom Mỹ liên miên trút xuống, song dân chúng miền Bắc vẫn tăng năng lượng sản xuất về mọi ngành. Tuy nhiên dù năng lượng sản xuất có tắng tơi đâu, thì trong thực tế, dân chúng miền Bắc vẫn thiếu ăn thiếu mặc. Tình trạng khan hiếm thực phẩm hiện nay này là tình trạng chung của nhiều quốc gia châu Á, không riêng gì Bắc Việt là nước đang lâm cảnh chiến tranh gần 30 năm qua. Nếu mai đây, Bắc Việt chịu nhượng bộ tại hòa đàm và mật đàm Ba Lê thì đó là do tình trạng suy sụp về kinh tế chứ không phải vì họ quá yếu kém về mặt quân sự. Trong lúc đó, tại miền Nam, cuộc chiến tranh cũng đưa đến một tiah trạng nghiêm trọng không kém. Miền Nam vốn là một vựa lúa giàu nhất nhì ở châu Á. Hồi tiền chiến, số lúa gạo sản xuất tại đây chẳng những nuôi đủ dân chúng ba miền Nam - Trung - Bắc mà còn xuất cảng ra ngoại quốc. Trong chiến tranh Việt - Pháp 1946 - 1954, mức sản xuất bị sút kém ít nhiều, song qua năm 1954, thì diện tích trồng lúa tại Nam Việt Nam là 2.085.000 mẫu, qua 1962, diện tích này tăng lên 2.400.000 mẫu, và tổng số lúa thu hoạch trong năm 1961 là 4.955.000 tấn. Hiện nay, dầu nông cụ tân tiến, kỹ thuật canh tác được cải thiện, có nhiều loại phân hóa học tốt, nhưng vì chiến tranh phá hoại nên việc xuất cảng gạo phải đình chỉ, và thường năm vẫn phải nhập cảng một số gạo Mỹ để chúng ta ăn. Về các ngành trồng tỉa thứ yếu khác ở miền Nam như cao su, mía, trà v.v... cũng giảm sút so với năm 1961. Năm 1961 diện tích trồng cao su tang lên mỗi năm 15 ngàn mẫu, mía thu hoạch được 1.300.000 tấn, trà 4.600 tấn, đậu nành 2.300 tấn, cây kỹ nghệ Kenaf từ 2500 tấn tăng lên 7.000 tấn.v,v. Nói chung, cho tới năm 1961 thì mức sản xuất nông nghiệp tại Nam Việt Nam gia tăng lên quá 200 phần trăm so với trước 1954. Những từ ngày chiến tranh trở nên ác liệt mức đó không còn nữa. Riêng từ tháng 4-1972 đến tháng 11-1972, miền Nam Việt Nam phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn do việc quân Bắc Việt vượt tuyến gây ra. 
Theo một viên chức Hoa Kỳ tuyên bố ngày 9-7-1972 thì chỉ trong vòng ba tháng, kể từ đầu tháng 4-1972 là lúc quân Bắc Việt vượt tuyến, Nam Việt Nam đã thiệt hại hơn 100 triệu Mỹ kim (tức vào khoảng 42 tỷ 500 triệu đồng Việt Nam ). Trong 3 tháng đó, chiến xa hai bên đã cày nát đồng ruộng, bom đạn đã san bằng các rừng cao su, và hàng ngàn nhà cửa đổ nát hoang tàn. Về mãi lực của dân chúng, vì nhu cầu chiến tranh đòi hỏi quá nhiều ở phương diện thuế má nên bắt đầu giảm sút. 
Theo danh sách từng ngành của Tổng đoàn công kỹ nghệ kiểm kê hồi cuối tháng 8-1972 đã có nhiều xí nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi hối xuất đồng bạc, tăng lãi xuất tín dụng ngân hàng và thuế nội địa, nên phải ngừng hoặc giảm bớt hoạt động: - 
Ngành dệt nhuộm và in bông số thương vụ giảm 80% - 
Ngành kéo sợi thương vụ giảm 95% - 
Ngành dệt áo thuê và áo len thương vụ giảm 80% - 
Ngành dầu và xà phòng giảm 50% - 
Ngành dược phẩm giảm 70% - 
Ngành đường giảm 50% - 
Ngành hóa phẩm và bột giặt giảm 70% - 
Ngành thủy tinh giảm 70% - 
Ngành chế tạo vật dụng xi măng giảm 80% - 
Ngành xây cất giảm 50% - 
Ngành dệt lưới ca giảm 80%. - 
Ngành pin đèn giảm 80% - 
Ngành nước mắm giảm 50% - 
Ngành đồ gồm giảm 50% - 
Ngành giầy dép, vô tuyến điện, cao su và nhiều ngành khác cũng giảm tương tự và từ 50 đến 90% v.v... 

Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc đã ước lượng là nếu cuộc chiến cứ tiếp diễn với mức độ như hiện nay cho tới tới Giáng Sinh 1972 thì ngân sách quốc phòng phải tăng vọt lên 20%. Ngân sách quốc phòng tăng vọt, có nghĩa là cuộc chiến tranh Việt Nam còn kéo dài, vì nó liên hệ mật thiết với tình hình toàn bộ vùng Đông Nam Á, mà vùng này lại là mục tiêu bành trướng của các siêu cường.  

Sài gòn, 30-12-1972 
Hoàng Thanh Hoài   
 HẾT

Chương 12 Vũ khí và cơ giới trong chiến tranh Việt Nam

 
Chương 12
Vũ khí và cơ giới trong chiến tranh Việt Nam
     ính đến nay, chiến tranh Việt Nam đã kéo dài gần 30 năm. Trong quãng thời gian hơn một phần tư thế kỷ đó, tại các nước tiên tiến Âu Mỹ, đã có nhiều tiến bộ đáng kể trên mọi địa hạt, đặc biệt địa hạt khoa học không gian, con người lên cung trăng và đang chuẩn bị tiến đến những hành tình xa xôi khác. Với sự tiến bộ vượt bực đó của các nước Âu, Mỹ, dĩ nhiên chiến tranh Việt Nam cũng bị lôi cuốn theo, và nếu kiểm điểm lại từ đầu, người sẽ thấy chiến tranh Việt Nam đã leo thang kinh khủng. Thoạt tiên, từ 1945, người ta chỉ thấy quân kháng chiến Việt Nam được võ trang bằng gậy tầm vông, mã tấu, dao găm, cây phạng, lựu đạn nội hóa và một số rất ít súng trường cũ từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất sót lại (súng Mousqueton), cùng súng lục Rouleau do hãng St. Etienne bên Pháp chế tạo. Vì nhu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nên ngay từ 1946, tại các mật khu, quân kháng chiến Việt Nam đã cho thiết lập những xưởng vũ khí thô sơ, sửa chữa hoặc chế tạo một ít bộ phận nhỏ của súng lục và súng trường, có khi cả loại trung - đại liên nữa, đồng thời chế tạo lựu đạn nội hóa. Năm 1946 - 1947, khi đường xe lửa xuyên Việt chưa bị cắt đứt, người ta thấy từng đoàn tầu chở quân kháng chiến từ Bắc vào Nam để tham dự những trận đánh Pháp. Phần lớn số binh sĩ này không được võ trang, chẳng có đồng phục, và vũ khí mà họ tin tưởng sẽ có trong tương lai là do chiến lợi phẩm thu lượm được trên các chiến trường. Khi chiến tranh từ Nam lan ra Bắc thì quân kháng chiến Việt Nam vẫn trong tình trạng thô sơ, họ áp dụng chiến thật tiêu thổ kháng chiến, phá hết nhà cửa, phố xá ở thành thị; còn tại trôn quê thì tre vót nhọn được cắm tua tủa khắp các bãi đất trống mục đích ngăn cản không cho Pháp nhảy dù. Lựu đạn nội hóa do các công binh xưởng chế tạo đã mang lại những tai họa thảm khốc: có khi thuốc súng pha mạnh quá, bắt cháy ngay trong xưởng, có khi lựu đạn mang lủng lẳng bên hông tự nhiên phát nổ, có khi lựu đận cầm trên tay, chưa kịp liệng đã nổ tung, giết hại nhiều nhân mạng và làm làm què cụt một số người. Hồi bấy giờ, Chính phủ Việt Minh ra thông cáo, khuyến khích Ủy ban Hành chánh Kháng chiến các xã, quận nên góp tiền mua ít nhất là một khẩu súng để tự vệ. Với thông cáo này, có thể nói là xã nào cũng đua nhau quyên góp tiền trong dân chúng để gửi đi, và sau đó ít lâu, nhận được một khẩu súng Mousqueton cũ kỹ với 5 viên đạn mà có khi cả 5 viên đều bắn không nổ, vì ngòi nó đã bị thúi. Ở ngoài mặt trận, gậy tầm vông vót nhọn và dao găm là vũ khí chính, mãi đến năm 1951 - 1952, người ta vẫn thấy gậy tầm vông là một thứ vũ khí lợi hại trong tay Việt Minh, không một cuộc phục kích ban đêm nào thành công mà không có một số binh sĩ Pháp chết vì bị gậy tầm vông đâm xuyên, còn lựu đạn dùng để tấn kích đồn, ném qua lỗ châu mai, hoặc vứt xuống hầm quân Pháp trú ẩn. Trên chiến trường, nhờ thu được nhiều chiến lợi phẩm nên các cấp chỉ huy từ Đại đội trưởng trở lên mới có súng lục mang bên hông, còn ở hậu phương, những cán bộ được mang súng lục phải kể là cao cấp, hoặc cấp tỉnh, hoặc cấp khu. Chiến tranh hồi bấy giờ mang một hình thức thô sơ, vừa du kích, vừa cổ điển đối với phía Việt Minh. Về phía Pháp, có cơ giới, có tầu chiến, có hàng không mẫu hạm, có máy bay oanh tạc, có xe tăng thiết giáp và do Hoa Kỳ trang bị các loại vũ khí như súng trường M-36, súng FM, súng trung liên Bar, súng cối 60 - 81 ly, đại bác 75 - 105 ly, súng đại liên 12,7 - 20 ly v.v... Qua 1950, sau khi Cộng sản chiếm Hoa Lục thì quân đội Việt Minh bắt đầu được trang bị tạm gọi là đầy đủ chỉ thiếu cơ giới mà thôi. Trong thời gian này, về phía Pháp, người ta cũng thấy xuất hiện một vài loại vũ khí mới như tiểu liên Thompson, súng Carbine. Về không quân, Pháp được Hoa Kỳ viện trợ một số B-26 Invader. Nhờ cơ giới và vũ khí tối tân, dồi dào hơn, nên trên khắp các chiến trường từ Nam chí Bắc, Pháp năm thế chủ động, còn Việt Minh vẫn áp dụng chiến thuật du kích, nhưng chưa thể tiến tới chỗ “dùng nông thôn bao vây thành thị”. Hồi bấy giờ, để công đồn và phục kích phá hủy các loại chiến xa của Pháp, Việt Minh sử dụng một loại vũ khí mới gọi lá SKZ (súng không giật). Loại súng này rất thô sơ, chỉ có một ống phóng nhẹ vác trên vai, dùng để lắp quả đạn vào và châm ngòi bằng pin, có sức công phá mạnh, mỗi chiến xa chỉ cần một phát, và một đồn dù kiên cố đến đâu, chỉ cần trúng 4 phát là sụp đổ tan tành, nhưng tầm bắn không được xa, chỉ hiệu quảe trong khoảng dăm ba chục thước. Ngoài súng nội hóa SKZ đó, Việt Minh còn cướp được của Pháp một số súng Bazooka và súng phun lửa cũng như nhiều loại vũ khí khác, nhưng lại thiếu đạn dược, và khi hư không có phụ tùng. Từ 1953-1954, một phần được Trung Cộng, Nga Sô quân viện, phần khác nhờ tịch thu được vũ khí của Pháp nên phía Việt Minh, gậy tầm vông vót nhọn đã biến mất, mã tấu dao găm chỉ để dân quân du kích địa phương xài, còn bộ đội chính quy được võ trang tạm gọi là đầy đủ. Hồi này, quân đội chính quy Việt Minh đã được tổ chức đến cấp Sư đoàn, có khả năng mở nhiều trận đánh quy ước rộng lớn, mặc dầu vẫn họ hoàn toàn thua sút quân đội viễn chinh Pháp về mặt cơ giới, tầu chiến, phi cơ. Những trận đánh đáng chú ý là trận Đông Triều, làm tử thương đại úy Leclerc (con trai Thống chế Leclerc), trận Ninh Bình, sát hại trung úy Bernard de Lattre, còn trai duy nhất của Thống chế De Lattre de Tassigny. Từ 1953, quân đội kháng chiến Việt Nam hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc, dồn quân đội viễn chinh Pháp vào thế bị động. Trận đánh nát ngọc tan vàng Điện Biên Phủ hồi 1954 là trận chiến hiển hách nhất của quân kháng chiến Việt Nam, bắt làm tu binh thiếu tướng De Castries vì trọn Bộ tham mưu cùng toàn bộ quân trú phòng. Trong trận này, quân kháng chiến Việt Nam không sử dụng cơ giới như quân trú phòng Pháp, song họ đã bắn vào các vị trí Pháp khoảng 20 ngàn đạn đại bác 105 ly, 20 ngàn đạn đại bác 75 ly và 100 ngàn đạn súng cối, 60 ngàn đạn cao xạ, giết chết và làm bị thương khoảng 4.000 binh sĩ Pháp và nắt làm tù binh trên 8.000 người. Từ 1946 đến 1951 - giai đoạn thứ nhất trong chiến tranh Việt Nam - người ta thấy gậy tầm vông vót nhọn để đân xuyên từ bụng qua sau lưng nhường bước cho đại bác 105 ly, súng cao xa phòng không, làm cho cường quốc thất trận, tướng De Castries với số phận một tù binh, phải lầm lũi cuốc bộ 17 cây số trước mũi súng luôn luôn luôn luôn chĩa vào mình của một kháng chiến quân nhỏ bé Việt Nam. Dầu vậy, với thắng lợi Điện Biên Phủ, chiến tranh Việt Nam chỉ chuyển từ giai đoạn này giai đoạn khác, chứ không phải thực sự chấm dứt. Sự biến chuyển này đã mang theo một sự leo thang kinh khủng về các loại vũ khí, cơ giới. Trên địa hạt vũ khí cá nhân, loại súng trường trước kia tối tân nhất mà quân đội Việt Nam Cộng Hòa đang sử dụng hiện nay là loại M-16 do Hoa Kỳ chế tạo. Tất cả những thứ vũ khí cổ điển từ hồi chiến tranh Việt - Pháp đều hoàn toàn biến mất. Về đại bác, súng cối, người ta thấy cả hai bên sử dụng những loại từ 105 ly đến 130 ly, 155 ly, 175 ly và cả 400 ly trên các khu trục hạm. Về số đạn đại bác bắn đi, trong trận Điện Biên Phủ, quân kháng chiến Việt Nam chỉ bắn khoảng 20 ngàn đạn 105 ly đã tưởng là nhiều, ngày nay riêng tại thị xã An Lộc, trong thời gian cam go nhất hồi tháng 4, tháng 5-1972, có ngày Cộng quân Bắc Việt bắn cả 10 ngàn phát đủ loại, và nhiều nơi khác, có khi trung bình họ bắn mỗi ngày 7 ngàn quả. Phía Hoa Kỳ, riêng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị, trung bình mỗi ngày khoảng hai ngàn tấn bom được dội xuống và 20 ngàn đạn đại bác được bắn đi. Theo thống kê của Ngũ Giác đài thì riêng trong tháng 6-1972, Hoa Kỳ đã thả xuống khắp lãnh thổ Việt Nam (cả hai miền Nam - Bắc) 105.729 tấn bom; nhưng sang tháng 7-1972 thì con số này tăng lên đến 130 ngàn tấn. Cũng theo thống kê của Ngũ Giác đài thì riêng trong năm 1972, các phi cơ Hoa Kỳ đã thả xuống trên khắp chiến trường Đông Dương hơn một triệu tấn bom, và nếu tính từ năm 1966 đến cuối 1972 thì số bom tổng cộng trên 7 triệu tấn, tức là vượt quá số bơm thả hồi chiến tranh thế giới II 2 triệu tấn, và hơn chiến tranh Triều Tiên 1950- 1953, 650.000 tấn. Số bom kỷ lục nhất cõ lẽ được thả trong khoảng thời gian từ ngày 18-12 đến 24-12-1972. Trong tuần lễ này, vì muốn làm áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải nhượng bộ đi đến chỗ ký kết thỏa ước ngừng bắn, Tổng thống Nixon ra lệnh hủy bỏ lệnh hạn chế ném bom Bắc Việt Nam từ bĩ tuyến 20 trở xuống, nên hàng ngày có trung bình 500, phi vụ xuất kích thả xuống khắp lãnh thổ Bắc Việt một số lượng chừng 40 ngàn tấn. Sở dĩ bom đạn được thả nhiều như vậy là vì Mỹ đã cho sử dụng trên chiến trường Việt Nam loại pháo đài bay khổng lồ B-52. Loại siêu phi cơ này nguyên thủy được chế tạo với mục đích mang bom nguyên tử, nhưng nay thì chúng đã lỗi thời. Tổng số pháo đài bay B-52 của Hoa Kỳ có khoảng 400 chiếc, và trước kia hầu hết đậu ở đảo Guam trên Thái Bình Dương, nhưng hiện nay, 300 trong tổng số nói trên đã được chuyển qua các căn cứr quân sự trọng yếu ở Thái Lan, chẳng hạn căn cứ Utapao, để từ đó, cất cánh đi oanh tạc khắp hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Đặc điểm của loại siêu phi cơ này là bay cao (có thể bay trên 20 ngàn mét), và chở theo một lượng bom khá nhiều, mỗi quả nặng những 7 ngàn ký, có sức tàn phá khủng khiếp không kém gì 2 quả bom nguyên tử được thả xuống Nhật Bản hồi 1945. Từ ngày chính thức tham chiến ở Đông Dương, loại pháo dai bay B-52 vẫn được coi là bất khả xâm phạm, nhưng lần đầu tiên ngày 22-11-1972, Bộ Tư lệnh Mỹ ở Việt Nam, chính thức xác nhận có một chiếc rơi ở Thái Lan sau khi bị trúng hỏa tiễn của Bắc Việt. Rồi trong khoảng từ 18-12 đến 30-12-1972, số pháo đài bay không lồ này bị Bắc Việt hạ khá nhiều, 15 chiếc trong vòng một tuần. Ngoài pháo đài bay không lồ B-52, Hoa Kỳ còn đem sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nhiều loại phi cơ đặc biệt khác, trong đó người ta thường nghe nói loại F-111A. F-111A là loại phóng pháo oanh tạc cơ có sức bay nhanh gấp hai lần âm thanh; với loại này, các kiểu phi cớ lưỡi kiếm trước đây trở thành lu mờ, nhưng chúng cũng bị Bắc Việt hạ trên 8 chiếc tính từ 18 đến đến 30-12-1972, và hầu hết các trường hợp bị hạ này vẫn nằm trong vòng bí mật. Phi cơ đã tối tân thì bom đạn với máy móc chứa trên đó cũng hết sức tinh vi. Trước đây, số phi xuất do Không lực Mỹ thực hiện mỗi ngày tuy nhiều nhưng theo báo cáo thì kết quả chẳng bao nhiêu, vì thiếu chính xác. Để bổ khuyết, Hoa Kỳ cho sử dụng tại chiến trường Việt Nam từ tháng 5-1972 một loại “bom mắt thần”, do tia sáng laser điều khiển, có ông dụng tự động tìm mục tiêu. Bom mắt thần sử dụng chưa được mấy ngày thì nó lại lập tức biến thành bom vô tuyến truyền hình điều khiển thả rất trúng mục tiêu, dù mục tiêu đó ở trong hang. Ré hiện tượng các loại phi cơ siêu hạng như B-52 và F-111A bị llh phòng không Bắc Việt bắn hạ, vài tin tức tiết lộ rằng Hoa Kỳ đang nghiên cứu cho sử dụng những thứ khác tối tân hơn, chẳng hạn phi cơ B-1. Đây là lần đầu tiên nghe nói đến thứ phi cơ này, và nếu một thỏa ước ngừng bắn không được ký kết thì ngày xuất hiện của chúng trên chiến trường Đông Dương chắc không bao xa. Về phía Bắc Việt, Không lực của họ hoàn toàn do Nga Sô cung viện, gồm các loại MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21 và theo một số tin tức thì hiện nay họ có cả MiG-23 và phi cơ siêu hạng Su-7. Oanh tạc cơ Su-7 cũng thuộc loại giống B-52 của Hoa Kỳ, những có tốc độ bay mau và cao hơn B-52, mang nhiều bom hơn, và hình như hầu hết các phản lực cơ Hoa Kỳ đậu trên các Hàng không mẫu hạm đều không có khả năng tới gần nó. Tuy nhiên, khả năng tấn công đáng sợ nhất của quân đội Bắc Việt không phải là phi cơ mà là thiết giáp. Họ được Nga Sô, Trung Cộng viện trợ những loại chiến xa PT-76, T-54, T-59, từng làm mưa làm gió trên các chiến trường An Lộc, Trị Thiên hồi tháng 4, tháng 5-1972. Để đương đầu với các loại chiến xa này, quân lực Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ cung viện M-48 với các loại hỏa tiễn M-72, TOW, đại bác 203 ly bắn một lúc bốn hoa tiễn chống chiến xa. Nhờ những vũ khí tôi tân của Mỹ nên từ tháng 4 đến tháng 10-1972, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã bắn hạ của Bắc Việt khoảng 500 chiến xa đủ loại, riêng tại Quảng Trị, 115 khẩu đại bác 130 ly của Bắc Việt bị phá hủy. Lực lượng hải quân của Bắc Việt không đáng kể: họ chỉ có những tiểu đỉnh dùng để tuần phòng duyên hải, và thỉnh thoảng đột kích những chiến hạm Mchạy lẻ loi một mình.. Riêng về phía Hoa Kỳ, từ sau ngày quân đội Bắc Việt vượt tuyến hồi tháng 3 năm 1972, Hạm đội 7 được tăng cường thêm 7 hàng không mẫu hạm, trong số có những chiếc Saratoga, Midway, Constellation, và hàng không mẫu hạm nguyên tử Interprise. Hạm đội hùng hậu ấy không phải chỉ được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, mà còn có bổn phận tuần phòng khắp mặt biển Thái Bình Dương, đương đầu với Hạm đội Nga Sô cũng đang lởn vởn tại vùng này. Từ gậy tầm vông, giáo mác, mã tấu, dao găm, lựu đạn nội địa, súng trường cũ kỹ Mousqueton, chiến tranh Việt Nam sau 27 năm đã tiến tới những thứ vũ khí tối tân nhất của thời đại, và chắc chắn nó chưa dừng lại ở đây, vì theo tin tức các hãng thông tấn quốc tế thì Nga và Mỹ còn không ngởt nghiên cứu, phát minh thêm nhiều loại vũ khí mới, đồng thời, cả đôi bên đều quân viện cho hai miền Nam -Bắc Việt Nam những thứ đã bị xem như lỗ thời. Trong tháng 11-1972, khi có tin Nga Sô đã gửi tới giúp Bắc Việt nhiều loại chiến cụ mới thì tại Nam Việt Nam, các vận tải cơ khổng lồ Hoa Kỳ cũng ồ ạt đổ xuống các phi cảng một số lượng vũ khí và trang bị trị giá 120 tỷ đô la. Sự trao đổi chiến cụ đó nằm trong chương trình viện trợ cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và nâng Không lực Nam Việt Nam lên hàng hùng hậu thứ ba trên thế giới với khoảng hơn hai ngàn chiếc phi cơ đủ loại. Theo bản dự trù ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ đã được Quốc hội chấp nhận cho tài khóa 1973 (74.373 triệu Mỹ kim) thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa. trong tương lai có hy vọng được Mỹ quân viện thêm nhiều loại vũ khí mới, vì ngân sách đó dự trù 90.400.000 đô la cho loại chiến đấu cơ F-5 mà 57 chiếc trong số đã được giao cho Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy, trong tương lai, với những loại vũ khí mới của Nga và Mỹ, chắc chắn chiến tranh Việt Nam sẽ leo thang. kinh khủng hơn - một cuộc chiến tranh mà từ cổ chí kim, nhân loại chưa từng thấy.

Chương 11 Liên hệ Nga - Hoa trong chiến tranh Việt Nam

 
Chương 11
Liên hệ Nga - Hoa trong chiến tranh Việt Nam
     hính sách Việt hóa chiến tranh của Hoa Kỳ, như phần trước đã trình bày, không có nghĩa là làm cho chiến tranh Việt Nam hạ thấp hay thu hẹp, cũng không có nghĩa là Hoa Kỳ nhất quyết phủi tay ra đi, vì một sự phủi tay như vậy sẽ làm Hoa Kỳ mất uy tín với các đồng minh, và làm thiệt hại những quyền lợi Mỹ tại Đông Nam Á. Châu Á, nhất là vùng Đông Nam Á gồm những quốc gia nằm sát ven lục địa Trung Hoa, đối với Hoa Kỳ, thật quan hệ, vì đây là những thị trường tiêu thu tốt nhất, và là vòng đai bao vây, không cho thế lực Trung Cộng bành trướng. Vì mục đích bảo vệ quyền lợi của mình tại châu Á bằng bất cứ giá nào nên Hoa Kỳ đã trực tiếp tham chiến tại Triều Tiên từ 1950 đến 1953, và vẫn duy trì áp lực quân sự ở đó cho mãi tới ngày nay. Sau Triều Tiên đến Việt Nam. Việt Nam chẳng những là mảnh đất nằm sát nách Trung Hoa mà còn là một địa điểm thuận lợi trên đường qua lại từ Âu sang Á, nên được Hoa Kỳ coi tiền đồn bảo vệ Thế giới tự do. Tiền đồn này có giá trị thực tiễn về mặt quân sự, nối liền các căn cứ quân sự Hoa Kỳ nằm rải rác khắp Thái Bình Dương, và nhờ vào đấu tranh thực tiễn về mặt quân sự đó mà Hoa Kỳ có thể bảo vệ được những quyền lợi kinh tế tại châu Á. Từ lâu rồi, nhiều người vẫn hằng thắc mắc, tự hỏi Hoa Kỳ thu được những lợi lộc gì khi quyết định gửi quân đội cơ giới sang tham chiến tại Việt Nam, và việc Hoa Kỳ giúp miền Nam chống Cộng sản miền Bắc có phải vì thực tình người Mỹ thù ghét chế độ Cộng sản đó không? Khách quan mà nhận xétt, miền Nam Việt Nam không phải là thị trường lý tưởng của Hoa Kỳ so với lục địa Trung Hoa, Nam Dương và các quốc gia đông dân số khác ở châu Á, nên khi quốc gia trực tiếp tham chiến tại Việt Nam, chắc chắn các nhà lãnh đạo Mỹ không chú trọng lắm đến khía cạnh kinh tế của miền này. Thế nhưng về phương diện quân sự, Nam Việt Nam lại là một pháo đài, một dãy hành lang bảo vệ an ninh cho khu vực Đông Nam Á, khi khu vực này nằm trong vòng cương tỏa của Mỹ thì đương nhiên những quyền lợi của Hoa Kỳ tại đây được bảo đảm. Về lý tưởng chống Cộng, theo lẽ thường tình thì tư bản khó đi đôi với Cộng sản, nhưng đặc biệt đối với với tư bản Hoa Kỳ thì lẽ thường tình này phải được xét lại, và Hoa Kỳ ngày nay đã trở thành một siêu cường quốc nguyên từ vô địch, họ không sợ bất cứ một nước nào đánh bại, và cũng chẳng có một chủ nghĩa như chủ nghĩa Cộng sản thao túng. Đọc lịch sử Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chúng tôi thấy người Mỹ có những tư tưởng dân chủ kỳ lạ, vừa rộng rãi, vừa bảo thủ, vừa mâu thuẫn, vừa lạc hậu mà lại tỏ ra tiến bộ. Chẳng hạn trong khi họ cổ võ ban hành những đạo luật giải phóng nô lệ da đen thì họ lại tận diệt giống dã đỏ, và trong khi họ thi hành những biện pháp di dân da đỏ thì họ lại treo cổ, đốt sống hàng ngàn người da đen chỉ vì những người này khởi xướng phong trào đấu tranh đòi quyền sống đúng theo tinh thần bản tuyên cáo Độc lập của Hiệp Chủng Quốc. Đằng khác, trong khi họ buộc các quốc gia châu Âu tôn trọng quyền lợi dân tộc Hoa Kỳ thì họ lại tìm đủ cách thôn tính lãnh thổ Mễ Tây Cơ, cướp công lao kiều dân Pháp và Tây Ban Nha trên Tân thế giới. Đặc biệt 90 phần trăm tổng sản lượng quốc gia nằm gọn trong tay thiểu số tư bản, và thiểu số này lại luôn luôn chiếm đa số trong các cơ quan lập pháp, hành pháp từ Tiểu bang tới Liên bang. Dân tộc Mỹ là dân tộc tạp chủng, gồn những người và hạu duệ những người từng rời bỏ xứ sở, tổ quốc, quê hương để di cư sang lập nghiệp bên Tân Thế Giới, nên đối với họ, tuy có lắm tư tưởng tiến bộ, nhưng đó là thứ “tiến bộ trong ích kỷ”, chủ nghĩa bị coi là thứ yếu, việc bảo vệ quyền lợi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Đối với một dân tộc khôn ngoan, tháo vát, thực tế và phát triển tột bực như thế, lý tưởng duy nhất của họ là làm sao người Mỹ đã giầu càng thêm giàu, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã mạnh càng thêm mạnh. Sự giàu mạnh của Hoa Kỳ một phần dựa vào tài nguyên phong phú, nhưng phần khác cũng biết triệt để khai thác những tài nguyên đó để biến chúng thành những thứ hàng hóa đắt giá, đem xuất cảng ra nước ngoài. Với chính sách dùng thế lực quân sự để bành trướng kinh tế như thế, trước mắt tư bản Hoa Kỳ, không có ai là cộng sản cũng chẳng có ai là quốc gia, mà chỉ có một môi trường duy nhất là “Người tiêu thụ”. Muốn tìm kiếm người tiêu thụ thì phải cạnh tranh. Trước kia, tư bản Hoa Kỳ cạnh tranh với tư bản châu Âu, nhưng ngày nay, tư bản châu Âu đã bị Hoa Kỳ đè bẹp, và đối tượng còn lại là Trung Cộng với Nga Sô. Vì muốn bao vây Trung Cộng, không cho quốc gia khổng lồ này bành trướng cả về mặt quân sự lẫn kinh tế, nên Hoa Kỳ đã phải liên hệ vào chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, vì sự liên hệ này mà chiến tranh Việt Nam ngày nay không còn mang sắc thái một cuộc nội chiến như hồi Trịnh - Nguyễn phân tranh, hay một cuộc chiến tranh Quốc - Cộng như ở Trung Hoa từ 1945 đến 1950, mà biến thành một cuộc chiến mang tầm vóc quốc tế, với sự liên hệ của cả Trung Cộng lẫn Nga Sô. Sự liên hệ của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam là một việc hiển nhiên rồi. Nhưng sự liên hệ của Trung Cộng - Nga Sô cũng là một thực tế không ai có thể chối cãi. Có điều, sự liên hệ này cũng lắm khúc mắc, và càng ngày càng cho thấy không hẳn Bắc Việt đã nhận được một sự viện trợ thực tâm mà trong đó không có những âm mưu lợi dụng. Dĩ nhiên phong trào Cộng sản quốc tế đứng đầu là Nga Sô với Trung Cộng, vẫn hằng mơ mộng không những thiết lập tại bán đảo Đông Dương mà còn trên khắp thế giới những chính quyền Cộng sản hay ít ra là thân Cộng. Thế nhưng có một sự kiện mà ngày nay các triết gia, các nhà chính trị - kinh tế nhìn nhận là cái gì cũng phải tiến hóa theo nguyên tắc, kể cả chủ nghĩa Cộng sản. Nếu đã gọi là tiến hóa thì Cộng sản ngày nay nhất định khác xa Cộng sản 50 năm về trước khi Cách mạng tháng Mười Nga Sô mới thành công. Cách đây 50 năm, hay gần hơn, 20 năm, các nhà lãnh đạo cao cấp Cộng sản như Stalin, Mao Trạch Đông v.v... đều quả quyết giữa Cộng sản và Tư bản không thể có cái gọi là “chung sống hòa bình” mà chỉ là chuyện tranh đấu đi đến chỗ một mất một còn. Bằng chứng là hồi sinh tiền Stalin có viết hai tác phẩm, được Đảng Cộng Sản Nga coi như cẩm nang dùng để chinh phục thế giới. Tác phẩn thứ nhất nói về các vấn đề kinh tế cũng như chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm thứ hai nhan đề: “Chính trị - Kinh tế học”. Trong hai tác phẩm nổi tiếng này, Stalin khẳng định một nguyên tác là “chiến tranh sẽ phải bùng nổ tại các quốc gia không cộng sản, và Nga Sô phải tăng cường chiến thuật chia rẽ để thúc đẩy cuộc chiến đó sớm bùng nổ, ngõ hầu xích hóa toàn thế giới”. Cổ võ, thúc đẩy chiến tranh tức là Stalin phủ nhận thuyết chung sống hòa bình mà sau này người ta thường nghe nói lại. Trrớc Stalin, có lần Lenine cũng đã phát biểu ý kiến tương tự trong kỳ Đại hội Đảng Cộng Sản Nga lần thứ 8 hồi 1919. Lenin quả quyết rằng: “Không phải chúng ta sống trong một quốc gia mà sống trong một hệ thống nhiều quốc gia. Sự chung sống giữa Cộng hòa Liên bang Sô viết và đế quốc là một việc không thể thực hành được”. Dầu vậy, năm 1954, sau khi Stalin từ trần, tân lãnh tụ Nga Khrushchev lại đặt ngược vấn đề, cho rằng “hai chế độ kinh tế khác nhau như chế độ Cộng sản và Tư sản vẫn có thể chung sống lâu dài và hòa bình được”. Chính vì chủ trương một cuộc chung sống như trên, nên Khrushchev bị Mao Trạch Đông kết án là theo chủ nghĩa xét lại, phản bộ những nguyên tắc căn bản của Lenin, Stalin. Hồi 1951, khi đưa ra chủ trương trên, Khrushchev chỉ mới có một khái niệmtổng quát về vấn đề chung sống, chứ chưa có những hành động cụ thể, nếu có chăng thì đó chỉ mới là việc Phó tổng thống Mỹ Richard Nixon qua thăm Mạc Tư Khoa và Khrushchev công du Hiệp Chủng Quốc. Đối với Trung Cộng thì vấn đề lại càng trở nên nghiên trọng hơn, mặc dầu các nhà lãnh đạo tân Trung Hoa như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai luôn luôn đưa thuyết “chung sống hòa bình” ra ve vãn các nước nhược tiểu trung lập châu Á, lôi kéo họ về phe mình, nhưng lại kịch liệt bài xích đế quốc Hoa Kỳ, coi Hoa Kỳ là “con hổ giấy”. Từ 1953, người ta thấy giữa Trung Cộng- Nga Sô có sự bất đồng sâu sắc về vấn đề “chung sống”, phía Nga Sô, trong cuộc họp Hội đồng Sô viết tối cao ngày 15-3-1953 (phiên họp đầu tiên sau khi Stalin từ trần), Malenkov đã tuyên bố rằng không một cuộc xung đột nào giữa các cường quốc mà không thể giải quyết được theo phương pháp hòa bình. Song song với lời tuyên bố này, Nga Sô đã tỏ một thiện chí trước tiên qua việc ký kết hiệp định đình chiến Triều Tiên và thay đổi ít nhiều đường lối đối ngoại. Việc Nga Sô cổ võ thuyết chung sống hòa bình hồi 1953, dầu sao cũng chỉ mới được đón nhận một cách dè dặt tại các nước châu Âu. Trước sự kiện này, Thủ tướng Anh Churchill tuyên bố rằng “có thể chung sống với sống chung với Cộng sản không phải là một cuộc sống có thể đảm bảo cho tương lai chúng ta được vui sướng và khỏe khoắn, nhưng sự chung sống đó có tính cách thiết thực, và đó là một cách hay nhất để hòa hợp với tình hình hiện tại, xây dựng hòa bình cho nhân loại”. Ngoại trưởng Canada lúc bấy giờ là ông Pearson thì coi thuyết chung sống hòa bình giữa Nga Sô vừa cần thiết, vừa nguy hiểm. Cần thiết vì nếu không chung sống với Cộng sản thì nhiều vấn đề quốc tế không giải quyết nổi, và các nước bạn trung lập hoặc có thiện cảm với Cộng sản sẽ buộc tội các nước tư bản Tây phương là ngoan cố và hiếu chiến. Nguy hiểm nếu để thuyết đó lung lạc, nhất là trong khi các nước tư bản châu Âu lại không có một sức mạnh quân sự đáng kể. Từ thuyết chung sống đó, suy ra, người ta thấy rằng sự liên hệ của Nga-Hoa trong chiến tranh Việt Nam cũng theo đà tiến hóa chung mà thay đổi mầu sắc và thái độ. Nhất định không một ai am hiểu tình hình lại ngớ ngẩn tin rằng việc Nga Sô -Trung công tích cực quân viện cho Bắc Việt để nhằm mục đích giúp quốc gia đàn em này đánh bại “đế quốc Hoa Kỳ xâm lăng”. Danh từ “đế quốc Hoa Kỳ xâm lăng” mà người ta thường nghe Bắc Việt dùng bấy lâu nay, chỉ là một cách nói nhằm mục đích tuyên truyền, bởi vì nếu quả thực Hoa Kỳ có ý định xâm lăng Việt Nam như đã xâm lăng Mễ Tây Cơ và nhiều vùng đất mênh mông khác chính ngay tại Hiệp Chủng Quốc hồi thế kỷ 17, 18 thì cuộc xâm lăng đã kết thúc từ lâu và phần thắng nghiêng về phía Hoa Kỳ. Khi quyết định liên hệ vào chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ không nhằm mục đích xâm lăng theo kiểu thực dân cũ: chiếm đất và đặt quan cai trị thì chắc chắn Trung Cộng - Nga Sô cũng chẳng dại gì giúp Bắc Việt thực hiện một mục đích không có trong thực tế. Vậy thì việc Nga Sô, Trung Cộng viện trợ quân sự cho Bắc Việt, trước tiên phải được coi như một cuộc chạy đua hào hứng giữa hai hệ thống kinh tế tư bản và vô sản, và nếu suy luận xa thì phải nhìn nhận rằng thuyết “chung sống hòa bình” của Nga Sô mà Trung Cộng lúc đầu chối bỏ thì nay lại rập theo, đã nảy sinh ra cuộc chạy đua này. Lại nữa, trong việc Nga Sô, Trung Cộng quân viện cho Bắc Việt, ngoài ý nghĩa một cuộc chạy đua hào hứng hệ thống kinh tế tư bản Hoa Kỳ, còn một mục đích sâu xa hơn là tranh giành ảnh hưởng, là bành trướng thế lực chính trị và kinh tế riêng giữa hai nước. Từ ngàn xưa, hai nước Trung Hoa và Nga đã là hai quốc gia thù nghịch. Sự thù nghịch này trước tiên bắt nguồn từ vấn đề tranh chấp biên giới, và cuộc tranh chấp này vẫn tồn tại mãi cho tới hiện nay, chưa biết tới khi nào mới chấm dứt. Như chúng ta biết, giữa Trung Hoa và Nga Sô có chung một biên giới dài, và vùng Đông bắc nước Tàu giáp giới với Nga Sô lại là vùng có nhiều tài nguyên phong phú. Trước kia, khi hai nước chưa là Cộng sản thì Trung Hoa còn giữ được phần nào những quyền lợi ở vùng Đông bắc, đặc biệt là Mãn Châu - Mông Cổ. Nhưng từ sau chiến tranh thế giới II, lợi dụng quyền được giải giới quân đội Nhật, Hồng quân Nga Sô đã ào ạt kéo vào Mãn Châu, tịch thu hết tài sản do Nhật để lại, tháo gỡ tất cả các máy móc trong các cơ xưởng do Nhật thiết lập để đưa về Nga, rồi biến Mông Cổ thành một quốc gia độc lập, hoàn toàn chịu sự kiểm soát và chi phối của Nga Sô. Căn cứ vào những diễn biến của tình hình từ ngày Đảng Cộng Sản được chính thực thành lập tại Trung Hoa và nhất là trong thời kỳ nội chiến, người ta thấy rằng nếu dưới thời các triều đại Nga hoàng, nước Tàu bị Nga lần át một, thì sau khi Mao Trạch Đông dựa vào thế lực Cộng sản Nga để chiếm chính quyền, nước Tầu Cộng sản bị đàn anh Nga Sô lấn át hai. Đó là một sự kiện thật mia mai mà chính các đảng viên Cộng sản quốc tế nhiệt tâm cũng cho là hết sức phi lý. Không kể khoảng thời gian từ 1921 đến 1945 là khi Cộng sản Trung Hoa chưa hoàn toàn cướp được chính quyền Hoa Lục, thời gian này, dĩ nhiên Nga Sô vừa đóng vai đồng chí, vừa đóng vai một bậc thầy, viện trợ và chỉ vẽ cho Trung Cộng. Ngay sau khi Cộng sản Trung Hoa đánh bại Quốc Dân đảng sự kiện trái ngược trên vẫn tồn tại và có phần gia tăng. Một bài báo đăng trên tờ Dimanche Matin được Việt Tấn Xã dịch đăng lại trong bản tin buổi chiều ngày thứ Hai 17-1-1955 cho biết tháng Giêng 1949, các cán bộ Trung Cộng đi dán bích chương khắp nơi, nói “Ở đây không có hành động như bên Nga, không ai phải lo lắng, đến cả những phần tử đã cộng tác với Quốc Dân đảng. Chúng tôi không đả động đến thương mại, ngân hàng của ngoại quốc hay người bản xứ, và kỹ nghệ. Tất cả những người này được hoàn toàn tự do”. Chẳng được bao lâu, người ta thấy các cố vấn Nga đến Thiên Tân. Người Tàu theo những cố vấn này nhưng cau có, rồi bắt buộc phải nhận các tổ chức nghiệp đoàn Sô Viết, đặt trụ sở tại một tòa nhà đẹp nhất trong thành phố. Từ đó, công việc được tổ chức rất khoa học: nhân viên người Tàu làm việc tại mỗi cơ quan phải “cấm phòng” nhiều ngày, được ăn ở tử tế nhung phải theo học lớp Mac-xít do người Nga chỉ huy. Sau đó, các nhân viên phải ghi tên trong “phít” (fiche - thẻ), và mỗi cơ quan thành lập một nghiệp đoàn giao trách nhiệm cho một người Tàu, nhưng quyền kiểm soát lại do một người Nga. Khi các nghiệp đoàn tổ chức xong thì lại có ngay các cố vấn chuyên môn Nga. Họ biến các nghiệp đoàn thành những sĩ quan xung phong chiến tranh. Bên cạnh các nhà lãnh đạo quân sự Trung Hoa, Nga Sô đặt những chính trị viên ngang hàng với các vị thiếu tướng. Dân chúng Tầu không ưa người Nga, họ đặt cho những người này một tên riêng, gọi là “bọn mũi to”. Người Tàu khó chịu nhất là chế độ mật báo lan tràn khắp dân chúng. Chế độ này do người Nga đưa sang, và được huấn luyện tại Mạc Tư Khoa làm tay sai đắc lực. Đấy là là Công an bản xứ. Mỗi cuộc hội họp gia đình đều phải có một thám tử của ban tình báo. Người ta phỏng đoán có 12 triệu thám tử ở Trung Hoa lúc bấy giờ, trong số đó, một nửa là người Nga. Một bài khác của Jean Monsterllet (cũng do Việt Tấn Xã dịch, đăng tải trong bản tin buổi chiều, thứ Hai 17-12-1954), cho biết trước khi thắng Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông chưa từng qua thăm Mạc Tư Khoa. Không nói chi tới dĩ vãng, chỉ cần khoảng 5 năm đầu từ ngày Mao nắm chính quyền, ảnh hưởng của Nga Sô không ngớt bành trướng trong mọi lĩnh vực. Trong Chính phủ, nhóm thân Nga và nhóm theo chủ nghĩa quốc tế toàn thắng. Các bộ trong Chính phủ trung ương đầy rẫy cố vấn Nga. Ngày 31 tháng 12 năm 1951, Tân Hoa Xã Trung Hoa đã phải nói tới hiện tượng “các chuyên viên Nga làm việc ở khắp các Bộ trong Chính phủ Trung ương”. Về mặt kinh tế, sự xâm nhập của Nga mỗi ngày một chặt chẽ, nhất là trong các ngành kỹ nghệ nặng do các chuyên viên Nga kiểm soát thì lại chặt chẽ hơn. Kế hoạch ngũ niên khởi sự năm 1953 do Nga Sô đề xướng và kiểm soát. Tất cả các kỹ nghệ nặng ở Mãn Châu đều nằm trong tay người Nga: hơn 90 phần trăm trong số 85 xưởng máy là do Nga Sô xây dựng. Về các ngành khác như canh nông, giáo dục v.v... cũng mang ảnh hưởng Nga Sô, các sách giáo khoa đều dịch từ sách giáo khoa Nga, ngay cả bản Hiến pháp Trung Cộng cũng chịu ảnh hưởng Hiến pháp Nga Sô quá nửa. Còn nhiều tài liệu chính xác khác nói về sự bành trướng ảnh hưởng và thế lực của Nga Sô tại Trung Hoa, nhưng tất cả đều công nhận rằng như thế không có nghĩa là Trung Hoa đã hiển nhiên biến thành một chư hầu của Cộng hòa Liên bang Sô viết. Điều này, chính Stalin là người thất vọng và bực tức trước tiên, vì trong số các lãnh tụ Cộng sản tại những nước trên khắp thế giới, chỉ độc nhất một mình Mao Trạch Đông là chưa hề sang Mạc Tư Khoa yết kiến “lãnh tụ vĩ đại Stalin”. Giữa người Trung Hoa và người Nga có mối thù truyền kiếp, cũng giống như mối thù giữa người Việt với người Tầu, nên từ ngày Đảng Cộng Sản Trung Hoa được thành lập, Mao Trạch Đông vì chiến thuật và chiến lược, phải chịu lép vế nhờ sự viện trợ của Nga, song thâm tâm ông ta bao giờ cũng vẫn chủ trương muốn tách rời cả về mặt lý thuyết lẫn lãnh đạo. Nga-Tàu đều theo chủ nghĩa Cộng sản, nhưng nếu Nga áp dụng một cách cứng ngắt lý thuyết Các Mác-Lenin thì trái lại, Mao phỏng theo Các Mác-Lenin để tạo nên một hệ thống lý tưởng riêng, mênh danh là “Chủ nghĩa Mao Trạch Đông” (Maoisme). Điều này chứng minh câu nói: Đông là Đông - Tây là Tây: Đông và Tây không bao giờ gặp nhau. Chính vì chỗ “không gặp nhau” đó mà sự xung đột Nga - Hoa bắt nguồn từ những quyền lợi kinh tế đã bước sang đại hạt lý thuyết - chủ nghĩa. Sự xung đột Nga - Hoa càng ngày càng trở nên trầm trọng thì trong việc viện trợ cho Bắc Việt, chắc chắn hai nước có hai chủ đích riêng. Phía Nga Sô qua kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên, không dễ gì chịu rơi vào cậm bẫy Trung Cộng lần thứ hai, họ nhất quyết phải níu lấy Bắc Việt, dồn Bắc Việt vào tình thế nếu không hoàn toàn ngả hẳn theo Nga thì cũng không thể bỏ Nga đi theo Tàu, bởi vì một sự đi theo như vậy. vừa làm thiệt hại Nga Sô về mặt kinh tế, vừa làm uy tín lãnh đạo Nga Sô giảm sút trong khối Xã hội chủ nghĩa. Vì chủ đích viện trợ là như vậy nên trong việc Nga Sô gửi vũ khí qua giúp Bắc Việt đã gặp phải lắm khó khăn do Trung Cộng gây ra. Trước kia, đa số chiến cụ, cơ giới và máy móc, vật dụng nặng được chuyển từ Nga qua Bắc Việt bằng đường bộ xuyên qua lãnh thổ Trung Cộng, nhưng về sau, Trung Cộng đóng cửa biên giới và đòi đánh thuế những món hàng của Nga viện trợ cho Bắc Việt, nên Nga Sô bắt buộc phải chuyên chở bằng đường biển, vừa xa xôi, vừa tốn kém, số lượng chuyên chở lại bị hạn chế. Sau 8-5-1972 là ngày Hoa Kỳ phong tỏa các hải cảng Bắc Việt thì việc chuyên chở vật dụng, chiến cụ từ Nga qua Bắc Việt lại càng khó khăn hơn, vì có những điều kiện riêng ràng buộc nên Nga không dám trái lệnh phong tỏa của Hoa Kỳ, còn nhờ lãnh thổ Trung Cộng thì vấn đề biên giới tại không cho phép. Chính thời gian Tổng thống Nixon ra lệnh phong tỏa các hải cảng Bắc Việt, và cả trước đó rất lâu, có nhiều tin nói rằng Nga Sô đã tập trung dọc biên giới Trung Cộng 41 Sư đoàn quân tinh nhuệ, trong khi Nga chỉ để lại ở châu Âu khoảng trên 30 Sư đoàn mà thôi. Tin UPI đánh đi từ Huho Haote (Nội Mông) ngày 14-9-1972 cho biết Nga đã khoảng 300 ngàn quân và các đơn vị hỏa tiễn dọc biên giới Nga Sô - Mong Cổ và tung ra các cuộc thao dượt gần biêng giới Trung Hoa. Căn cứ vào những tin này, các quan sát viên quốc tế, có một dạo, đã sny luận rằng sở dĩ Mao Trạch Đông chịu hạ mình mời Tổng thống Nixon qua thăm Bắc Kinh chính vì việc Nga Sô tập trung đông đảo quân đội dọc biên giới. Chở bằng đường biển thì bị Mỹ phong tỏa chở bằng đường bộ thì Trung Cộng không cho phép, Nga Sô i chỉ còn cách duy nhất để chuyển vũ khí tới tay Bắc Việt là dùng đường hàng không. Việc chở chiến cụ của Nga qua Bắc Việt bằng đường hàng không chẳng phải là một việc dễ dàng. Vì tuy ngành hàng không Nga cũng đã tiến triển khá nhiều, song so với Hoa Kỳ hãy còn thua xa, nên số lượng rất bị hạn chế. Theo tin tức các hãng thông tấn quốc tế đánh đi từ thủ đô Vạn Tượng ngày 30, 31-8-1972 và 4-9-1972 thì Nga Sô phải dùng loại phi cơ vận tải khổng lồ Antonov-12, tương tự như loại C-130 của Hoa Kỳ, bay từ Mạc Tư Khoa đến Hà Nội qua ngả Calcutta và qua không phận Ai Lao. Tin AFP đánh đi từ Vạn Tượng ngày 30-8-1972 nói rằng các đơn xin phép cho phi cơ Nga bay qua không phận Lào ngày càng gia tăng. Từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8-1972, Tòa đại sứ Nga ở Vạn Tượng đã gửi đến Chính phủ Hoàng gia Ai Lao 30 đơn như vậy, và tất cả đều được nhà cầm quyền Vương quốc Ai Lao chấp thuận. Ngoài những chiếc Antonov-12 Nga Sô cũng xin phép cho các loại máy bay Ilyushine-18 bay qua không phận Lào, những không hề đáp xuống một phi trường nào của Vương quốc này. Việc Nga Sô quân viện cho Bắc Việt không phải chỉ mới có trong những tháng gần đây, mà đã xảy ra từ lâu. Theo sự tiết lộ của các giới chức cao cấp Hoa Kỳ thì ngay sau khi hiệp định Geneve về Đông Dương được ký kết chưa ráo mực, cộng sản Bắc Việt đã được các nước Cộng sản tới tấp cung cấp nhiều loại vũ khí để chuẩn bị xâm lăng Nam Việt Nam, và ngay sau khi cuộc xâm lăng mở màn hồi đầu tháng Tư 1972 thì sự cung cấp này trở thành ồ ạt. Vẫn theo các giới chức này thì giữa năm 1954 đến 1959, tàu chở hàng Lidice của Tiệp Khắc đã chở năm chuyên hàng tới Hải Phòng. Ngày 7-4-1959, một tầu Pháp đã ngăn chiếc Lidice đang trên đường tới Bắc Việt, trên tàu chở 500 tấn dụng cụ, 12 ngàn súng trường và một ngàn súng máy đủ loại, nhưng tất cả đều được ghi là “hàng hóa thông thường”. Tính từ giữa năm 1954 đến 1972, Tiệp Khắc đã chở một số vũ khí tới Bắc Việt trị giá hơn 67 triệu Mỹ-kim. Nhưng con số này không thấm vào đâu so với số lượng chiến cụ do Nga Sô cung cấp. Thật vậy, từ 1958, Nga Sô đã quân viện cho Bắc Việt các loại xe Jeep, xe vận tải Molotova, xe thiết giáp, súng máy đủ loại, súng chống xe tăng, súng phòng không, súng cối 102 ly cùng một số tiểu đỉnh cho hải quân Bắc Việt. Suốt năm 1959 và 1960, Nga Sô lại cung cấp cho Bắc Việt phi cơ MiG-15, trực thăng và những loại phi cơ khác, rồi san đó dần dần được thay thế bằng những loại tối tân hơn như MiG-17, MiG-21. Trong năm 1971, có 340 chuyến tầu Nga cập bến Bắc Việt, chuyển giao một triệu tấn dụng cụ. Tháng Giêng 1972, chỉ một mình hải cảng Odessa của Nga đã chở 60 ngàn tấn dụng cụ giúp Bắc Việt, tức tăng khoảng 20 phần trăm so với cũng khoảng thời gian tương tự trong năm 1971. Theo sự phỏng định thì số viện trợ Nga cho Bắc Việt từ 1965 đến 1971, tổng cộng chừng 3.200 triệu Mỹ kim, so với Trung Cộng chỉ khoảng 1.200 triệu. Hiện thời, có thể nói phần lớn số vũ khí cơ giới mà quân Bắc Việt dùng vào việc xâm lăng Nam Việt Nam đều do Nga Sô cung viện. Không kể những thứ súng ống lặt vặt, riêng các loại chiến xa như PT-76, T-54 v.v... theo xác định của phân tích gia Hoa Kỳ thì quân Bắc Việt đã nhờ Nga giúp và tung vào chiến trương Nam Việt Nam trên 600 chiếc. Sự quân viện ồ ạt của Nga Sô cho Bắc Việt đã làm tình hình thế giới trở nên căng thẳng hồi trung tuần tháng 5-1972, khi dư luận đồn đại rằng Tổng thống Nixon có thể hủy bỏ cuộc công du Nga Sô, vì hồi đó Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức lên án Nga tiếp tục trao vũ khí sang cho Hà Nội mở cuộc xâm lăng Nam Việt Nam. Sự cung viện của Nga Sô cho Bắc Việt càng nhiều chừng nào thì chẳng những tình hình Đông Dương càng rắc rối chừng ấy, mà tình hình toàn khu vực Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng lây, vì nó khuyến khích những phần tử Cộng sản vùng này dấy loạn, khiến nguy cơ một cuộc chiến tranh toàn diện ở châu Á khó tránh. Bằng chứng là hiện nay, ngoài bước nước Việt - Mên - Lào mà Cộng sản Bắc Việt đang dốc toàn lực củng cố - huấn luyện cán bộ Cộng sản địa phương, mầm mống chiến tranh đã bắt đầu tràn qua Thái Lan, và nếu một khi chiến tranh nùng nổ dữ dội trên đất Thái thì chắc chắn Cộng sản Bắc Việt cũng vẫn đóng giữ một vai trò quan trọng. “Chiến tranh sẽ bùng nổ tại những quốc gia không Cộng sản” câu nói này của Lenin đang được Nga Sô thực hiện, nhưng không phải nhằm mình xích hóa thế giới hoàn toàn, mà nhắgm giành giật những quyền lợi kinh tế - trước hết đối với Hoa Kỳ, và sau đó với nước “anh em thù địch” Trung Cộng. Việc Nga Sô ngày càng tăng cường tiềm lực chiến tranh ở châu Á mà hầu như sao nhãng những vấn đề châu Âu, cho mấy mục đích tranh giành nói trên, và trong việc tranh giành đó, Cộng sản Bắc Việt đã được chọn làm kẻ châm ngòi, đốt cho ngọn lửa chiến tranh bùng lên khắp vùng Đông Nam Á. Việc Nga Sô quân viện cho Bắc Việt nằm trong âm muu nguy hiểm đó, âm mưu này đã làm cho chiến tranh Việt Nam trở nên rắc rối, và càng rắc rối hơn khi người ta muốn đi tìm một giải pháp để chấm dứt. Một sự kiện không thể bỏ qua được là Nga Sô -Trung Cộng càng liên hệ đến chiến tranh Việt Nam nhiều chừng nào thì những xích mích giữa Nga - Hoa càng sâu sắc chừng ấy, và trong vấn đề này, người ta đồ chừng rằng rồi đây, Hoa Kỳ sẽ đương nhiên đóng vai “ngư ông đắc lợi”. Chưa lúc nào tin tức quốc tế nói tới những xích mích Nga-Hoa nhiều bằng lúc này. Không kể vấn đề biên giới mà một số quan sát viên Tây phương ở Mạc Tư Khoa nhận định rằng có thể đi đến chiến tranh giữa hai nước đàn anh Cộng sản, chỉ nói chuyện Tổng thống Nixon vừa công du Bắc Kinh, vừa viếng thăm Mạc Tư Khoa đã đủ gây sự nghi vực lớn giữa đôi bên. Ngày 28 tháng 3, 1972, thông tín viên hãng UPI từ Mạc Tư Khoa đã đánh đi nguyên văn bài xã thuyết đăng trên tờ nhật báo Pravda, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Nga, do bình luận gia trứ danh Victor Mayevsky viết. Dưới đề mục “Hòa bình và an ninh ở châu Á”, bài báo quả quyết rằng Hoa Kỳ và Trung Cộng đã cấu kết với nhau trong âm mưu phái hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng các dân tộc nhược tiểu. Bài báo xác nhận Nga Sô phải đóng giữ một vai trò quan trọng ở châu Á, vì hai phần ba lãnh thổ Nga Sô nằm trên lục địa nà, đồng thời tố cáo Nixon - Mao Trạch Đông ký thông cáo chung nói rằng không có tham vọng làm bá chủ châu Á và Thái Bình Dương, những về phía Mỹ vẫn dội bom ác liệt Bắc Việt vẫn đóng quân ở Nhật Bản - Thái Lan và các quốc gia châu Á khác Hạm đội 7 và Hạm đội 6 của Mỹ vẫn hoạt động tại các vùng chỉ định. Còn Trung Cộng cố tình thổ phồng và làm ầm ĩ về cái gọi là “sự đe dọa từ phía Bắc” và tiếp tục đả kích mạt sát Liên Xô. Bài báo kêu gọi các nước châu Á hãy đòi Trung Cộng chấm dứt hành động thô bạo, đe doạ, làm áp p lực và can thiệp vào nội bộ các nước này, làm cho tình hình châu Á trở nên căng thẳng. Song song với bài báo này, một tin khác của hãng AP đánh đi từ New York ngày 29-3-1972, cho biết tại phiên họp của Hiệp hội Nghiên cứu châu Á, ông Daniel Tretiak, một khoa học chính trị gia Canada thuộc Đại học York đã tuyên bố rằng chiến tranh VN giúp cái thiện mối bang giao Mỹ- Trung Cộng. Căn cứ vào thực tế thì sự nhận định trên đây đúng một phần nào, vì từ ngày cộng sản thôn tính lục địa Trung Hoa, giữa Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã trở thành hai quốc gia thù nghịch. Từ 1950, mặc dầu Chính phủ Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch chỉ cai trị một dân số khoảng 13 triệu người ở Đài Loan, những lại được Mỹ và các nước Đồng minh của Mỹ nhìn nhận là Chính phủ hợp pháp duy nhất, đại diện cho toàn thế nhân dân Trung Quốc - kể cả 800 triệu ở Hoa Lục và vẫn tiếp tục ngồi lại tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc với đầy đủ quyền phủ quyết của một cường quốc sáng lập viên tổ chức c này. Vì nhìn nhận Chính phủ Đài Loan là Chính phủ hợp pháp duy nhất nên chính sách Hoa Kỳ lúc bấy giờ là cương quyết bảo vệ hòn đảo này để làm chưởng ngại vật không cho Cộng sản bành trướng khắp Thái Bình Dương. Thái độ cương quyết của Mỹ được bày tỏ hết sức rõ rệ, trong bản quyết nghị được Quốc hội chấp thuận; cho phép Tổng thống Hoa Kỳ hành động trong trường hợp Đài Loan và các đảo lân cận bị Cộng sản tấn công. Sở dĩ Mỹ có thái độ cương quyết như vậy vì hồi đầu tháng 9-1954, Trung Cộng đã có những hành động để lộ ý muốn xâm chiếm Đài Loan, trước hết là việc Trung Cộng pháo kích ồ ạt đảo Quế Môn chỉ nằm cách bờ biển Hoa Lục chừng 10 cây số. Tiếp đến, đảo Đại Trần bị chừng hai chục máy bay Trung Cộng oanh kích, và sau cùng, Hồng quân Trung Cộng định đổ bộ lên đảo Wuchin gần duyên hải tỉnh Phúc Kiến, cách Đông bắc đảo Quế Môn 160 cây số, và cách phía tây Đài Loan 200 cây số. Trước thái độ khiêu khích của Trung Cộng, đầu tháng Chạp 1954, Hoa Kỳ và Trung Hoa Quốc Gia chính thức ký kết hiệp ước phòng thủ chung gồm 10 khoản. Theo hiệp ước này thì Chính phủ Đài Loan cho phép Hoa Kỳ duy trì một lực lượng Hải - Lục - Không quân trên và chung quanh đảo Đài Loan cùng quần đạo Bành Hồ, cần thiết cho sự phòng thủ, chống lại các cuộc tấn công võ trang và những hoạt động phá hoại của công sản được điều khiển từ bên ngoài. Điều khoản 10 của hiệp ước nói rằng “Hiệp ước này sẽ có hiệu lực mãi mãi. Một bên đương sự có thể chấm dứt hiệp uớc này sau khi cho bên kia biết ý muốn của mình trước một năm”. Căn cứ vào những điều khoản ghi trong Hiệp ước, Hoa Kỳ phái hạm đội ngày đâm canh phòng Đài Loan cùng quần đảo Bành Hồ, đồng thời đổ bộ một số binh sĩ tượng trưng chừng hai ngàn người lên đảo. Việc Mỹ nhìn nhận chế độ Đài Loan và ký hiệp ước phòng thủ quần đảo này là một điều sỉ nhục to tát đối với Trung Cộng, vì dầu cai trị khoảng 800 triệu dân, nhưng Trung Cộng vẫn không có một tiếng nói chính thức nào trên trường quốc tế. Đằng khác, Trung Cộng luôn luôn luôn coi đảo Đài Loan là một vị trí chiến lược quan trọng ở Thái Bình Dương. Đảo này vẫn tiếp tục nằm dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ thì có nghĩa là Trung Cộng cứ bị bao vây, và tình trạng “hai nước Trung Hoa” không thể xóa bỏ được. Tưởng nên nhắc lại rằng từ trước, đảo Đài Loan đã bị người Tây Ban Nha đo hộ. Khoảng đầu thế ký 20, đảo bị Nhật chiếm đóng, cho mãi tới khi chiến tranh thế giới II kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng minh giao trả cho Trung Hoa Quốc Gia. Ngày 10 tháng 12 năm 1949, Quốc Dân đảng bị cái gì đó Trung Hoa đánh bại, Tưởng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan, và năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Hoa Kỳ bèn phái Hạm đội 7 tới canh chừng quần đảo này. Trong chiến tranh Triều Tiên, vì thấy Trung Cộng phái 200 ngàn chí nguyện quân qua giúp Bắc Triều Tiên nên tháng Giêng 1953, Tổng thống Eisenhower chính thức tuyên bố hủy bỏ chính sách trung lập hóa Đài Loan và ra lệnh cho Hạm đội 7 sẵn sàng hành động nếu Trung Cộng lại có một âm mưu mới như ở Triều Tiên. Lệnh này của Tổng thống Eisenhower phù hợp với tin tức tình báo hồi đó nói rằng Trung Cộng đã tập trung khoảng 400 ngàn quân đóng ở vùng Hạ Môn với 1.600 thuyền buồm, 360 thuyền máy và 30 pháo thuyền, trong lúc quân Quốc Dân đảng chỉ có khoảng 350 ngàn binh sĩ với chiến xa, đại bác đủ loại và độ 50 phi cơ cùng 80 chiếc tàu thuỷ. Cơn sốt ở biển Đài Loan đã lên cao tới tột độ hồi năm 1954 với những sự kiện như trên. Hồi đó, ai cũng tưởng sau chiến tranh Triều Tiên thế nào Trung Cộng cũng dốc toàn lực giải phóng Đài Loan, nhưng mộng lớn của Trung Cộng không thành, vì có sự bảo vệ chính thức của Hoa Kỳ đối với quần đảo này. Tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng cứ kéo dài như vậy cho tới đầu năm 1971 thì đột nhiên có biến chuyển trọng đại, mặc dầu trong quãng thời gian dài đó, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục leo thang và Trung Cộng không ngớt kết án Hoa Kỳ là “đế quốc hiếu chiến xâm lăng”. Biến chuyển trọng đại ở đây là việc Trung Cộng đột nhiên mời đội bóng bàn Hoa Kỳ qua chơi, và các cầu thủ trong đội bóng này được Chủ tịch Mao Trạch Đông tiếp đón hết sức niềm nở. Để đáp lễ, đầu tháng 4-1971, một đội bóng bàn Trung Cộng cũng được mời qua đấu giao hữu tại nhiều Tiểu bang bên Hoa Kỳ. Việc hai nước thù nghịch trao đổi phái đoàn thế thao là một sự kiện gây chú ý cho toàn thế thế giới, nhất là khi hãng thông tấn TASS của Nga Sô ngày 16-4-1971 đăng ý kiến rằng “Mối liên lạc Mỹ - Trung Cộng có liên hệ tới việc Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn thỏa hiệp về với Đông Dương”. Tiếp theo màn “ngoại giao thể thao”, tin AP đánh đi ngày 19-4-1971 cho biết Thượng nghị sĩ Henry Bellmon thuộc đảng Cộng hòa Tiểu bang Oklahoma, từng được xem như một nhân vật bảo thủ, tuyên bố “Chế độ Bắc Kinh phải được nhìn nhận về mặt ngoại giao... Dân chúng Mỹ có thể trông thấy tính cách vô ích trong việc tiếp tục không cần biết đến sự hiện diện của một dân tộc chiếm một phần tư dân số thế giới mà cách đây 25 năm đã là thân hữu và khách hàng có giá trị của Hoa Kỳ”. Mặt khác, cũng trong khoảng thời gian trên, các nhà kinh doanh Hoa Kỳ ở San Francisco rằng việc mở lại giao thương với Hoa Lực không cần phải chờ đợi đến khi Hoa Kỳ chính thức nhìn nhận Bắc Kinh. Các nhà kinh doanh này nhấn mạnh rằng “Thương mại trực tiếp với Hoa Lục không những là một cuộc kinh doanh hấp dẫn mà còn có thể là đường lối hữu hiệu nhất chấm dứt căng thẳng chính trị giữa hai nước”. Cũng lúc với những lời tuyên bố trên đây, Ủy ban thương mại của thành phố Chicago ngày 19-4-1971 đã đốc thúc tất cả các nông gia hãy ghi số nông sản không có giá trị chiến lược vào danh sách những hàng hóa xuất cảng sang Trung Cộng và nhiều tổ chức khác lên yiếng yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm công dân Mỹ du lịch qua Hoa Lục. Tiến xa hơn việc trao đổi phái đoàn thể thao và thương mại, ông W. Rostov, cố vấn cao cấp của cựu Tổng thống Johnson, giống như ông Henry Kissinger hiện tại đối với Tổng thống Nixon, tuyên bố rằng sắp đến lúc chín mùi để đưa Trung Cộng vào Liên Hiệp Quốc. Trong lúc đó nhiều tin tức được loan truyền về ý định của Tổng thống Nixon muốn qua thăm Bắc Kinh. Tổng thống nói rằng “Nếu có một việc tôi muốn làm trước khi chết thì đó là việc sang thăm Hoa Lục. Nếu tôi không được làm như thế thì tôi mong các con tôi sẽ làm được”. Khi những tin này được ban ra thì tại Bắc Kinh, trong một cuộc tiếp kiện nhà văn Hoa Kỳ Edgar Snowm Chủ tịch Mao Trạch Đông nói ông rất hoàn nghênh việc Tổng thống Nixon qua thăm Trung Hoa, và được hân hạnh hội đàm với Tổng thống với tư cách là khách du lịch hay tư cách vị lãnh đạo Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tháng 7 1971, ý muốn của Tổng thống Nixon sang thăm Trung Hoa đã tiến gần tới sự thật qua việc cố vấn an ninh riêng của Tổng thống là ông Henry Kissinger chuẩn bị qua Bắc Kinh. Tất cả những bối tối của cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Chu Ân Lai - Kissinger làm cho ngưới ta tin rằng quả thật đã có một cuộc thương thuyết, vì nếu không thì làm sao các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lại đột ngột mời Tổng thống Nixon qua thăm. Việc Tổng thống Nixon chuẩn bị công du Bắc Kinh làm cho hình ảnh chiến tranh Việt Nam nổi bật lên hồi bấy giờ. Hầu hết dư luận chính giới quốc tế đều nghĩ rằng Tổng thống Nixon muốn chấm dứt cuộc chiến tại VN vì ông phải làm như thế mới hy vọng tái đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 4.11-1972, và muốn chấm dứt như thế, tất nhiên phải nhờ tới ảnh hưởng cùng thế lực của Bắc Kinh. Tuy nhiên. tại phiên họp hòa đàm Ba Lê ngày 16-4-1971, Xuân Thủy vẫn khẳng định rằng Bắc Việt sẽ không chấp nhận bất cứ một giải pháp nào trừ phi giải pháp đó bao gồm sự triệt thoái đơn phương toàn thể binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Nam Việt Nam, và ngừng hoàn toàn các vụ không tập Bắc Việt cùng những hoạt động xâm phạm chủ quyền an ninh Bắc Việt, tuyệt đối Xuân Thủy không đả động gì tới việc các nhà lãnh đạo Bắc Kinh mời Tổng thống Nixon qua chơi. Sự kiện này khiến dư luận nghi ngờ đến thế lực thật sự của Trung Cộng đối với Hà Nội, nhất là khi người ta nghe Đài phát thanh Bắc Việt và Việt Cộng nói rằng “mọi mưu mô của Tổng thống Nixon muốn có áp lực Trung Cộng buộc Cộng sản Việt Nam thỏa hiệp ngừng chiến sẽ bị bác bỏ”. Dầu Thế giới Tự do lo ngại, dầu cộng sản Bắc Việt khẳng định, và dầu các nhà lãnh đạo Trung Cộng trấn an, nhưng mọi việc vẫn được tuần tự tiến hành để mở đầu cho kỷ nguyên bang giao giữa Mỹ và Trung Cộng. Kỷ nguyên này được đánh dấu trước tiên qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ William Rogers ngày 3-8-1971, Rogers loan báo rằng Hoa Kỳ sẽ biểu quyết cho Trung Cộng vào Liên Hiệp Quốc, còn vấn đề chiếc ghế Trung Hoa Quốc Gia thì do các hội viên cơ quan này quyết định. Lời tuyên bố trên đây của Ngoại trưởng Rogers tuy có gặp vài phản ứng, nhưng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp ngày 27-9-1971, với một đa số tuyệt đối (76 thuận, 35 chống và 17 phiếu trắng), đã quyết định thâu nhận Trung Cộng vào Liên Hiệp Quốc và loại Trung Hoa Quốc Gia ra ngoài. Quyết định của Liên Hiệp Quốc đã gây một xúc động mạnh mẽ trong hàng ngũ những quốc gia chống Cộng tại Thái Bình Dương, làm cho nhiều nước lo ngại Đài Loan sẽ bị cô lập về cả quân sự, chính trị lẫn kinh tế, vì tiếp theo đó, một số quốc gia từ trước đến nay vẫn thừa nhận Trung Hoa Quốc Gia, liền vội vã công nhận chế độ Bắc Kinh và tuyên bố coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Cộng. Trong số các quốc gia này có Nhật, Anh, Ý, Canada v.v... Sau khi Trung Cộng bước chân vào Liên Hiệp Quốc từ ngày 16-10-1971, Tiến sĩ Kirssinger bay qua Bắc Kinh, và tiếp theo, nhiều phái đoàn khác của Hoa Kỳ cũng lần lượt lên đường sang Hoa Lục, sửa soạn cho chuyến công du của Tổng thống Nixon vào đầu năm 1972. Cuộc công du lịch sử mà thế giới chờ đợi thực sự diến ra vào sáng thứ Hai ngày 21-2-1972, khi chiếc phi cơ đặc biệt Spirit-76 chở Tổng thống Nixon cùng phu nhân và phải đoàn tháp tùng hạ cánh xuống phi trường Bắc Kinh hồi 11 giờ 28 phút. Hôm ấy, chiếc phi cơ chở Tổng thống Mỹ, từ sáng sớm tinh sương, đã rời đảo Guam bay lửng lờ trên không trung qua Thái Bình Dương và khi bắt đầu vào không phận Hoa Lục thì không còn được hộ tống. Đừng nói các đoàn máy bay khu trục phản lực hộ tổng. ngay cả phi hành đoàn điều khiển chiếc Spirit-76 của Tổng thống Nixon cùng phái đoàn tùy tùng cũng được lệnh thay đổi thường phục, vì nhà cầm quyền Bắc Kinh đã có lời yêu cầu, tuyệt đối không một cái gì mang mầu sắc quân sự lọt vào lãnh thổ Trung Cộng, nếu không nghe lời thì sẽ bị coi là “hành động khiêu khich”. Trước khi tới Bắc Kinh, Tổng thống Nixon và đoàn tùy tùng tạm ghé Thượng Hải, và cái nhìn đầu tiên của vị lãnh đạo Hiệp Chủng Quốc trên đất Hoa Lục là cái nhìn ngỡ ngàng, bởi vì nghi lễ đón tiếp dành cho ông không giống với bất cứ xứ nào mà ông ông từng thăm viếng. Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Cộng, trong bề ngoài bảnh bao lịch sự, giống như một nhân vật thượng lưu tại các nước tư bản châu Âu, hướng dẫn phái đoàn Trung Cộng tới tận cầu thang đón chào Tổng thống Hoa Kỳ, rồi hướng dẫn vào phòng khách phi trường. Các thông tín viên quốc tế tháp tùng Tổng thống Nixon tường thuật rằng mặc dầu phi trường Thượng Hải đã được sửa sang và trang hoàng lịch sự nhưng nó vẫn mang màu sắc cằn cỗi khô khan. Trong phong đợi, ngoảnh nhìn phía nào cũng bắt gặp hình ảnh các lãnh tụ Cộng sản như Các Mác, Lenin, Mao Trạch Đông v.v... Tổng thống Nixon không để ý mấy đến những bức ảnh này, ông chỉ nhìn thoáng qua rồi nói văn tắt một câu với những nhân vật cao cấp Trung Cộng đứng chung quanh: “Đây là hình các triết gia”. Tổng thống và phu nhân cũng lướt qua mấy quầy hàng nơi phi trường, nhưng không mua sắm gì, vì những món hàng này toàn là đồ tiểu công nghệ, lạ thì có lạ, nhưng không thể nói là đặc biệt. Sau khi tậm ghé Thượng Hải một giờ để tiếp nhiên liệum chiếc Spirit-76 lại cất cánh bay đi Bắc Kinh. Trên đường tói thủ đô nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tổng thống Nixon đã tuyên bố với báo chí rằng Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai là những người có đầu óc thiên về triết lý, có những quan điểm cùng krh về lâu về dài, vì thế, Chính phủ Hoa Kỳ cũng phải có những kế hoạch tương tự. Tổng thống cũng để mặc phái đoàn Trung Cộng ngồi một mình ở phòng ngoài trên phi cơ, bước vào phòng riêng làm việc với cố vấn Kissinger. Tại Bắc Kinh, hình ảnh đầu tiên đập vào măt Tổng thống Nixon là bức chân dung Mao Trạch Đông cao bằng tòa nhà 6 taàng đứng sừng sững ngay trước phi cảng. Ngoài bức chân dung là một khẩu hiệu kẻ bằng Hoa ngữ mầu đỏ máu, mỗi chữ cao chừng 6 thước, nói rằng “Vô sản và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới thế giới liên hiệp lại”. Trước ngày lên đường sang Bắc Kinh, Tổng thống Nixon có học một ít chữ nho, nhưng ông vẫn không đủ vốn liếng để đọc nổi nguyên vẫn tấm khẩu hiệu. Thoạt đầu, ông tưởng đó là những lời chào mừng mình, sau ông mới vỡ lẽ khi được một nhân viên tháp tùng giải thích. Mặc dầu giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh đã có thảo luận trước về lễ nghi đón tiếp, nhưng khi thấy quang cảnh phi trường Bắc Kinh quá buồn tẻ và không khi buổi lễ quá đơn giản, Tổng thống Nixon đã để lộ trên nét mặt một thoáng thất vọng, song rồi ông lại vội tươi cười ngay. Qua. thật lễ nghi đón tiếp Tổng thống Nixon tại phi trường Bắc Kinh không xứng đáng với vị nguyên thủ của một siêu cường quốc, vì nó bị đơn giản hóa đến mức tối đa. Phía Trung Quốc, có 360 binh sĩ thuộc các binh chủng Hải - Lục - Không quân dàn chào. Những binh sĩ này từng thăm gia “chiến tranh chống đế quốc Hoa Kỳ” tại Triều Tiên hồi 1950-1953, và khi Tổng thống Nixon bước xuống cầu thang phi cơ thì họ đồng thanh hát bài “Ba điều kỷ luật, tám điểm lưu tâm”. Đây là một bài hát hoàn toàn có tính cách tuyên truyền nội bộ chứ chẳng ăn nhập gì với nghi lễ ngoại giao. Ngoài số binh sĩ trên này, có rất ít viên chức Trung Quốc hiện diện trong cuộc đón tiếp, chỉ thấy Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Cơ Bằng Phi và bảy nhân vật trung câp khác. Chủ tịch Mao Trạch Đông vắng mặt, viện lẽ rằng hiện thời ông không giữ chức vụ gì trong chính quyền. Số ký giả ngoại quốc đón Tổng thống Nixon tại phi trường Bắc Kinh đông gấp 10 lần các nhân vật Trung Cộng. Trên đường từ phi trường về thủ đô Bắc Kinh, quang cảnh cũng tẻ nhạt không kém, tuyệt đối chẳng thấy bóng một người dân Trung Hoa nào đón chào vị thượng khách, đến nỗi Tổng thống Nixon và phái đoàn tùy tùng có cảm tưởng rằng họ là “những người Mỹ cuối cùng còn sót lại giữa trần gian”. Qua khung cửa kính xe hơi, Tổng thống Hoa Kỳ chỉ thấy cây cối tiêu điều và những cửa kính nước đông thành đá. Việc các nhà không được Trung Cộng tiếp đón Tổng thống Nixon một cách tẻ nhạt khiến người ta nhớ lại hồi tháng 3-1970, khi Sihanouk từ Mạc Tư Khoa qua Bắc Kinh, mặc dầu lúc bấy giờ đã bị Lon Nol truất phế, song ông vẫn được đón tiếp một cách vô cùng trọng thế, đúng theo cương vị một vị Quốc trưởng. Sự kiện này đã làm dư luận thế giới xầm xì, và Chính phủ Trung Cộng phải lên tiếng giải thích rằng họ đón tiếp Tổng thống Nixon với tư cách “vừa là bạn, vừa là thù”. Dẫu là bạn hay là thù thì quốc gia đầu tiên lên tiếng công kích cuộc công du Bắc Kinh của Tổng thống Nixon lại là Nga Sô. Những ngày chuẩn bị cũng như suốt thời gian Tổng thống Nixon hiện diện ở Bắc Kinh, và cả về sau, không ngày nào đài Mạc Tư Khoa không đưa đầu đề này ra để mạt sát công kích Trung Cộng. Đài Mạc Tư Khoa nói rằng “chính Mao đã lậy Nixon chứ không phải Nixon lậy Mao”, và tố cáo Mao cấu kết với kẻ thù tư bản đế quốc, phản bội các nước theo chủ nghĩa xã hội i, nhất là phản bội nhân dân Đông Dương. Những lời tố cáo này được Đài phát thanh Bắc Kinh bắt chước lập lại, vì hơn hai tháng sau, ngày 22-5-1972, Tổng thống Nixon lại mở cuộc công du Mạc Tư Khoa, và bị Trung Cộng coi đó là một âm mưu câu kết, gây chia rẽ. Hai cuộc công du lịch sử của Tổng thống Nixon qua hai quốc gia đàn anh Cộng sản, được dư luận coi là có liên quan tới chiến tranh Việt Nam, vì nhiều người tiên đoán rằng sau hai cuộc công du này thế nào một giải pháp cho vấn đề Việt Nam cũng đạt được. Một thỏa hiệp cho vấn đề Việt Nam có đạt được trong tương lai hay không thì chưa rõ, chỉ biết rằng sau hai chuyến công du, Trung Cộng và Nga Sô đã ký kết với Hoa Kỳ nhiều hiệp định thương mại quan trọng, lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim, và một số quốc gia châu Á, câu Âu đã cử phái đoàn sang Hoa Lục nghiên cứu thể thức giao thương, bỏ vốn đầu tư, mở ra kỷ nguyên bang giao mới với Trung Cộng. Trong khi đó, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng và leo thang tới mức độ kinh khủng, mỗi ngày có hàng trăm phi vụ do Không lực Hoa Kỳ thực hiện dội hàng trăm ngàn tấn bom xuống cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam, đặc biệt từ 18-12-1972, ngày nào cũng có trên một trăm phi vụ B-52 tham gia các cuộc oanh tạc. Sự kiện này giải thích tại sao Nga Sô, Trung Cộng lại không có một biện pháp nào hữu hiệu và tích sực đối với Mỹ trong việc phong tỏa Bắc Việt, và tại sao một cường quốc như Hoa Kỳ mà lịch sử chứng minh chỉ có thắng chứ không hề thua lại không thể đánh gục tiểu nhược quốc Bắc Việt, khiến chiến tranh cứ tiếp tục bằng đủ loại vũ khí tối tân, mà khiến hòa đàm - mật đàm cứ dây dưa mà một thỏa hiệp ngừng bắn vẫn chưa đạt được. Nhìn vào các cuộc mật đàm Ba Lê giữa Kissinger - Lê Đức Thọ, điều mà nhiều người e ngại không hẳn là việc sợ Mỹ ký kết riêng rẽ với Bắc Việt một thỏa hiệp bât lợi cho Nam Việt Nam, mà ở chỗ trong khi vừa mật đàm thì đôi bên vẫn đưa ra những điều kiện gài bẫy nhau, và đều tăng cường nỗ lực chiến tranh. Như vậy, một thỏa hiệp, nếu đạt được, dù lợi hay hại về bên nào thì mầm mống chiến tranh vẫn còn, hòa bình vẫn chưa thể tới với dân tộc Việt Nam một cách trường cửu. Mầm mống chiến tranh Việt Nam vẫn còn thì điều này có nghĩa là ngọn lửa chiến tranh đó sẽ bén dần tới các quốc gia Đông Nam Á, trước hết là Thái Lan. Việc mở rộng chiến tranh tại vùng Đông Nam Á là điều không thể tránh khỏi, vấn đề chỉ chờ thời gian và cơ hội chín muồi mà thôi, vì thực chất chiến tranh ở vùng này là nằm trong âm mưu do siêu cường, muốn làm cho các dân tộc nhược tiểu kiệt quệ đi, để họ dễ áp lực và bành trướng ảnh hưởng. Với âm mưu đó, chiến tranh chỉ có thể mở rộng và leo thang, chứ không gặp những điều kiện thuận lợi để đi đến chỗ dập tắt. Riêng trong chiến tranh Việt Nam, cho tới nay, người ta vẫn chưa hội đủ điều kiện để chấm dứt. Thì làm dập tắt vĩnh viễn ngọn lửa chiến tranh đó khi mà nó liên hệ tới toàn bộ tình hình vùng Đông Nam Á, và khi mà những vấn đề chính tri cục bộ tại Nam Việt Nam - Lào - Kampuchea chưa có căn bản giải quyết? Chiến tranh Việt Nam chỉ có thể giải quyết chiến dịch một lúc với vấn đề Lào và Cao Miên, nếu giải quyết riêng rẽ, hòa bình chẳng những không bảo đảm mà ngọn lửa chiến tranh có khi nổ bùng còn ác liệt hơn. Giải quyết cùng một lúc, xem ra chẳng dễ dàng gì vĩ mỗi nước trên bán đảo Đông Dương có một hoàn cảnh riêng, một vị trí riêng, và nhất là cả Mỹ lẫn Bắc Việt đều có những lý do riêng để từ chối một sự giải quyết như vậy.

Chương 10 - Chiến Tranh Việt Nam

 
Chương 10

     ù Hoa Kỳ là một siêu cường quốc, quân đội cờ giới của họ dư phương tiện, nhưng vẫn phải tuân theo nguyên tắc thông thường của binh pháp. Binh pháp tự cổ chí kim đều dậy rằng tiến quân thì dễ, nhưng rút lui lại rất khó, vì địch có thể lợi dụng trong lúc triệt binh để tấn công. Việc Hoa Kỳ đổ hơn nửa triệu quân vào miền Nam Việt Nam chẳng có gì khó khăn nguy hiểm, nhưng chỉ triệt thoái vài chục ngàn thôi, đã thấy tạo nên một khoảng trống trong công cuộc phòng thủ. Muốn khuất lập khoảng trống này, việc mở các cuộc hành quân sang Kampuchea là điều tối cần thiết. Trước kia, hồi Thái tử Sihanouk còn là Quốc trưởng Kampuchea, các cuộc hành quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa dọc biên giới gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì Kampuchea không công nhận đường ranh biên giới cũ từ hồi Pháp thuộc, nên thường tố cáo sự vi phạm biên giới của các cuộc hành quân đó Lợi dụng sự tranh chấp này, bộ đội Cộng sản Bắc Việt thường từ bên kia lãnh thổ Kampuchea tràn qua tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và khi bị phản công thì họ tức tốc rút lui. Những vụ tấn công này có tính cách khiêu khích nhiều hơn, và có ý làm cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa đuổi theo để Kampuchea tố vi phạm biên giới, hầu tạo thêm tình trạng căng thẳng giữa Nam Việt Nam với Kampuchea. Tình trạng biên hiới thực sự chấm dứt sau khi Quốc trưởng Sihanouk bị lật đổ, và kể từ ngày đó Bắc Việt mở nhiều cuộc tấn công lớn vào quân đội Khmer trên khắp lãnh thổ, khiến tân Chính phủ Kampuchea do Thống chế Lon Nol lãnh đạo phải hốt hoảng yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ kéo quân sang giải vây. Đầu tháng 5-1970, trước lời yêu cầu khẩn cấp của tân Chính phủ Kampuchea, quân lực Việt Nam Cộng Hòa với sự yểm trợ của lực lượng Hoa Kỳ, đã chính thức vượt biên, tiến vào mật khu Cộng sản Bắc Việt ở Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu, và lên sát thủ đô Nam Vang. Những cuộc hành quân này trước hết đã giúp cho việc triệt thoái binh sĩ Mỹ khỏi Nam Việt Nam được an toàn, không sợ bị vvộ đội Cộng sản Bắc Việt đánh tập hậu. Ngày 25-5-1970, một phái đoàn Chính phủ Kampuchea do Phó Thủ tướng kiêm ngoại trướng Yem Sambaur cầm đầu, chính thức viếng thăm Sài gòn trong 3 ngày. Phái đoàn này xác nhận với Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rằng Kampuchea đã cắt hẳn mọi quan hệ chính thức với Bắc Việt và Việt Cộng. Phái đoàn cũng cam kết bảo vệ sinh mạng và tài sản Việt kiều, đông thời hứa giải quyết càng sớm càng tốt những vấn đề còn đang gây cuộc tranh chấp giữa hai nước. Dầu vậy, sinh mạng và tài sản Việt kiều còn lại ở Kampuchea vẫn bị đe doạ, quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu trên đất Kampuchea vẫn bị tố cáo và tướng Đỗ Cao Trí bị yêu cầu thay thế, vì lẽ “ông là đã tỏ nhiều thái độ khinh miệt quân đội Miên”. Trong khi đó, bộ đội Cộng sản Bắc Việt vẫn không ngớt mở các cuộc tấn cong trực tiếp đe dọa cả thủ đô Nam Vang, khiến các quan sát viên quốc tế phải nhận định rằng nếu quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút lui thì chỉ 48 giờ sau là Nam Vang thất thủ, và 72 giờ kế tiếp là toàn thế lãnh thổ Kampuchea lọt vào tay Cộng sản Bắc Việt. Trước tình trạng đó, một mặt Thủ tướng Lon Nol vẫn gởi khẩn điện tới tấp xuống Sài gòn, yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa mang quân tiếp viện, giải vây và giải tỏa các trục giao thông chính yếu, nhất là quốc lộ số 4 nơi nối cảng Sihanoukviile với thủ đô Nam Vang. Ngay những ngày đầu, khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa vượt biên, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã phải giải quyết 6 trong 12 vụ mà kháng thư Kampuchea nhắc tới. Cách giải quyết của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là giam cầm người phạm tội, và quyết định trong tương lai, nếu những chuyện như vậy còn xảy ra thì tiền bồi thường thiệt hại sẽ được thanh toán ngay tại chỗ. Theo Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần văn Lắm thì giữa Việt Nam Cộng Hòa và Kampuchea vẫn có những khó khăn mới về mặt ngoại giao. Những khó khăn này có lẽ là việc tân Chính phủ Kampuchea lại muốn nêu lên vấn đề biên giới và dự kiến kiện Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra tòa án quốc tế La Haye về chuyện binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã cướp của họ ba ngàn chiếc xe hơi du lịch cùng nhiều tài sản khác. Tân Chính phủ Lon Nol còn manh nha làm sống lại phong trào chống đối Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong hàng ngũ người Việt gốc Mên đa số cư ngụ tại các tỉnh thuộc Quân kh lV. Ba ngàn chiếc xe du lịch mà Chính phủ Lon Non đề cập, không hẳn là của dân chúng Kampuchea mà là tài sản riêng của các Việt kiều, khi bị “cáp duồn”, họ phải theo quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi hương về Sài gòn và mang theo những gì của họ. Còn về phong trào người Việt gốc Mên đòi tự trị thì đã được nuôi dưỡng từ lâu, nhưng chỉ âm thầm, mãi tới 1966-1967 mới thực sự bùng nổ, và sau biến cố 18-3-1970 ở Kampuchea thì tạm yên. Giữa lúc có những khó khăn mới về ngoại giao như thế thì Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lại lên tiếng yêu cầu Chính phủ Kampuchea phải gánh chịu một phần về những phí tổn do các cuộc hành quân vượt biên gây ra. Phí khoảng này lên tới 6 tỷ bạc Việt Nam trong vòng 4 tháng cho 20 ngàn quân sang đánh nhau bên Kampuchea, chưa kể súng ống đạn dược và nhiên liệu. Tuy nhiên, lời yêu cầu trên đây của Việt Nam Cộng Hòa đã bị Chính phủ Kampuchea bác bỏ, viện lẽ rằng các cuộc hành quân vượt biên, nếu giúp Kampuchea một phần thì cũng có lợi cho miền Nam Việt Nam một phần, vì nhờ đó mà lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, nhất là những tỉnh dọc biên giới có an ninh. Các cuộc hành quân vượt biên của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trên lãnh thổ Kampuchea cũng như ở Hạ Lào hồi tháng 2.1971, dầu ai lợi, ai hại, nhiều hay ít, thì nó vẫn là một khúc rẽ quan trọng trong chiến tranh Việt Nam. Từ lâu rồii, người ta vẫn không muốn tách rời chiến tranh Việt - Mên - Lao ra riêng biệt. Hơn thế, nhiều người còn nghi ngờ rằng chiến tranh Đông Dương hiện nay và chiến tranh khắp vùng Đông Nam Á sau này, thực chất chỉ là một, vì những cuộc chiến tranh tại vùng này, rốt cuộc sẽ chẳng có kẻ thua người thắng, và chính những quốc gia bị chiến tranh tàn phá lại là những quốc gia chẳng bao giờ được toàn quyền giải quyết với nhau theo ý riêng mình. Từ cuối 1969, người ta đã bấy giờ nghe nói tới chủ thuyết Nixon, nhất là sau khi Trung Cộng được thừa nhận vào Liên Hiệp Quốc thay thế Trung Hoa Quốc Gia, và việc Tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa hồi tháng 2 và tháng 5-1972, lại càng khiến dư luận nghĩ rằng thế nào cũng có một sự đổi chác hay một sự sắp đặt cho số phận những nước nhược tiểu trong vùng Đông Nam Á, dù những nước đó theo phe Cộng sản hay phe Tự do. Điều dư luận suy đoán trên đây là dựa vào những biến chuyển lớn lao của tình hình thế giới cho rằng chiến tranh theo quan niệm thực dân cũ đã lỗi thời, và trước mắt các siêu cường quốc hiện nay, không còn ai là cộng sản, ai là quốc gia, cũng chẳng có đồng chí, đồng minh, mà chỉ có duy nhất một đối tượng là “thị trường” và “người tiêu thụ”. Vì thực chất chiến tranh hiện nay là như vậy nên tất cả những biến cố xảy ra tại ba quốc gia nằm chung trên bán đảo Đông Dương đều ràng buộc và mật thiết liên quan với nhau, chẳng hạn biến cố 18-3-1970 ở Kampuchea và các cuộc hành quân ở Hạ Lào hồi tháng 2-1971 là để giúp cho chương trình Việt hóa thành công, đồng thời bảo đảm an toàn cho công cuộc triệt thoái binh sĩ Mỹ. Về mục đích chương trình Việt hóa chiến tranh, tuy Tổng thống Nixon đã nói rõ là “Những quốc gia đang hoàn toàn sống nhờ vào viện trợ Mỹ, và đang có sự hiện diện của quân đội Mỹ trong các cuộc hành quân, phải tự đảm nhận lấy những trọng trách lớn lao hơn cho quyền lợi của chính mình, cũng như quyền lợi của Hoa Kỳ”, nhưng chương trình đó vẫn là cốt tránh cho thanh niên Mỹ khỏi mọi sự chết chóc hay bị bắt làm tù binh trong khi cầm súng chiến đấu ở ngoài, và vẫn bảo đảm được thực chất chiến tranh theo đúng chính sách của Mỹ định thi hành ở Đông Nam Á. Điều này thật rõ ràng vì sau biến cố chính trị 18-3-1970 ở Kampuchea, chiến tranh Việt Nam mở rộng và leo thang đến mức kinh khủng, nhưng nhìn vào con số tổn thất và bị thương của binh sĩ Hoa Kỳ ai cũng nhận thấy xuống thấp tới mức chưa từng thấy. Chương trình Việt hóa chiến tranh quả là một thành công lớn lao về phía Hoa Kỳ, đặc biệt riêng đối với Tổng thống Nixon, vì với chương trình này, ông vừa tự hào trước Quốc hội là giữ lời hứa khi ra tranh cử hồi 1968 rằng sẽ tìm cávh giải quyết kết thúc chiến tranh Việt Nam, vừa chứng minh cho dư luận quần chúng Mỹ cũng như dư luận chung toàn thế giới thấy rõ thái độ thiện chí hòa bình của Hoa Kỳ, vừa trút phần lớn trách nhiệm gây chiến tranh lên đầu Cộng sản Bắc Việt. Kết quả là tối 25-1-1972, Tổng thống Nixon công bố trên hệ thống truyền thanh và truyền hình Hoa Kỳ đề nghị mới 8 điểm trong đó có điểm đặc biệt là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu từ chức giao quyền xử lý lại cho Chủ tịch Thượng nghị viện Nguyễn văn Huyến và thành lập Ủy ban bầu cử với sự tham dự của phe bên kia. Sáng 26-1-1972, tại Sài gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu cũng tuyên bố sẵn sàng từ chiếc theo như đề nghị của Tổng thống Nixon, yêu cầu phe bên kia từ bỏ vũ khí để tổ chức bầu cử, và cam đoan tôn trọng kết qua cuộc bầu cử hỗn hợp đó. Đề nghị của Tổng thống Nixon và những lời tuyên bố của Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đã làm cho dư luận quần chúng Nam Việt Nam lo ngại phần nào, có lẽ coi đó là một sự nhượng bộ quá đáng. Dầu vậy, Cộng sản Bắc Việt vẫn không chấp nhận, và còn đưa ra phản đề nghị 9 điểm. Nội dung đề nghị 8 điểm của Tổng thống Nixon và phản đề nghị 9 điểm của Bắc Việt, không khác nhau là bao. Cả hai bên đều nói đến vấn đề Mỹ rút quân ngừng bắn, tôn trọng hiệp định Geneve 1954, trao đổi tù binh, những vấn đề nội bộ của các quốc gia Đông Dương sẽ được giải quyết trên căn bản tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ v.v... Thế nhưng dụng tâm của Bắc Việt vẫn là muốn xóa bỏ chế độ chống cộng hiện hữu tại Nam Việt Nam, giải giới quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và không nhận những cơ quan Hiến định sẵn có của Nam Việt Nam. Với đề nghị 8 điểm, Tổng thống Nixon tự coi mình đã tỏ thiện chí đến tối đa trong việc giải quyết chiến tranh Việt Nam, và đó chính là cách ông lựa chọn dư luận để ngày 23-3-1972, đơn phương đưa ra quyết định ngừng nhóm hòa đàm Ba Lê, viện lẽ “Bắc Việt ngăn trở từ ba năm rưỡi nay, họ từ chối thương thuyết nghiêm chỉnh, và họ sử dụng cuộc hòa đàm vào mục đích tuyên truyền trong khi Hoa Kỳ cố gắng mưu tìm hòa bình” (tuyên bố của Tổng thống Nixon trong cuộc họp báo ngày 24-3-1972). Từ ngày mở ra cho tới ngày 23-3-1972, trải qua 145 phiên họp, hòa đàm Ba Lê hoàn toàn dẫm chân tại chỗ, không tiến triển được chút nào trong việc tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh Việt Nam, vì cả đôi bên đều dụng tâm dùng diễn đàn phô trương lập trường của mình trước dư luận thế giới. Việc Tổng thống Nixon đơn phương quyết định ngừng họp hòa đàm Ba Lê là một đòn chính trị phủ đầu cốt ý tố cáo sự ngoan cố của Bắc Việt, và thúc đẩy Bắc Việt phải đi đến chỗ: hoặc “thương thuyết nghiêm chỉnh” theo ý muốn Hoa Kỳ, hoặc mở một cuộc bầu cử mới tại Nam Việt Nam. “Thương thuyết nghiêm chỉnh” theo ý muốn Hoa Kỳ là điều mà Bắc Việt không thể làm. Khi đơn phương công bố quyết định ngừng nhóm hòa đàm Ba Lê ngày 23-3-1972, chắc chắn Tổng thống Nixon đã nắm đầy đủ dứ kiện trong tay về việc quân Cộng sản Bắc Việt tập trung nhiều ở vùng giới tuyến và cao nguyên Trung phần, vì trước Tết Nhâm Tý 1972, các tin tức tình báo cho biết những cuộc tập trung Cộng quân như vậy. Bởi thế, trong những ngày đầu, khi quân Bắc Việt vượt tuyến tấn công bằng trận địa chiến vào tỉnh Quảng Trị của Nam Việt Nam ngày 31-3-1972 Tổng thống Nixon vẫn có thái độ tỉnh bơ, và dứt khoát quyết định không gửi bộ binh phản công. Sự kiện đáng lưu ý là cuộc vượt tuyến của cộng quân Bắc Việt xảy ra đúng lúc Tổng thống Nixon đang sửa soạn Nga du, và khi thấy Cộng quân chiếm Đông Hà - Quảng Trị, uy hiếp cố đô Huế thì nhiều người hoang mang nghi ngờ, không biết thái độ của Mỹ sẽ như thế nào đối với bạn đồng minh Nam Việt Nam. Sự nghi ngờ này cũng hướng về cuộc đông du Nga Sô, vì dạo ấy, một vài luồng dư luận quốc tế đã vội vã tiên đoán rằng có thể chuyến công du lịch sử đó sẽ bị hủy bỏ. Trong suốt tháng 4-1972, hầu như quân Bắc Việt làm chủ tình hình chiến trường. Tại vùng giới tuyến, họ chiếm Đông Hà - Quảng Trị. Tại thị xã An Lộc thuộc tỉnh Bình Long, cách Sài gòn 100 cây số, họ pháo kích trung bình mỗi ngày 7 ngàn viên đạn đại bác đủ loại, buộc quân Việt Nam Cộng Hòa phải tử thủ nơi đây. Tại Kontum, một vài đơn vị của họ cũng xâm nhập vào thành phố, và thường xuyên đe dọa cắt đứt quốc lộ 14. Trước tình hình cực nghiêm trọng đó, nhiều người vừa hoài nghi vừa trách móc Hoa Kỳ cho rằng với phương tiện dư dả, với đầy đủ máy móc điện tử tối tân, với khả năng hủy diệt khủng khiếp của Lực lượng không quân chiến lược B-52, và với hoa lực hùng hậu của Hạm đội số 7, tại sao Hoa Kỳ không phát giác, không ngăn chặn trước cuộc xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt, và không bảo vệ nổi Quảng Trị-Đông Hà? Tất cả những hoài nghi, trách móc trên đã được giải tỏa phần nào khi Tổng thống Nixon đưa ra quyết định quan trọng ngày 8-5-1972. Quyết định này gồm 4 điểm: 1. Tất cả mọi ngã đi vào các hải cảng Bắc Việt sẽ bị đặt thủy lôi để ngăn cản tàu bè ở ngoài vào và ngăn cản các hoạt động của hải quân Bắc Việt xuất phát từ các hải cảng ấy. 2. Quân lực Hoa Kỳ đã được lệnh áp dụng những biện pháp thích nghi trong hải phận Bắc Việt để ngăn chặn sự chuyển giao bất cứ thứ tiếp liệu nào. 3. Thiết lộ và tất cả các đường giao thông khác của Bắc Việt sẽ bị cắt đứt tối đa. 4. Các cuộc không tập và hải pháo chống các mục tiêu quân sự ở Bắc Việt sẽ tiếp tục. Các biện pháp trên đây, theo lờ Tổng thống Nixon, không nhằm chống bất cứ quốc gia nào khác, mà chỉ nhằm ngăn chặn, “không cho vũ khí lọt vào tay bọn sống ngoài vòng luật pháp quốc tế Bắc Việt”. Trong lời tuyên bố trên đài vô tuyến truyền thanh và truyền hình đêm 8-5-1972, Tổng thống Nixon nhắc lại việc Cộng sản Bắc Việt vượt tuyến hồi cuối tháng 3-1972, và cho biết ông đã có nhiều cố gắng để mưu tìm hòa bình ở Việt Nam, chẳng hạn chỉ thị Đại sứ Porter trở lại hòa đàm Ba Lê ngày 27-4-1972, cử Tiến sĩ Kissinger đi thương thuyết mật với Lê Đức Thọ ngày 2-5-1972, nhưng Bắc Việt đã thẳng tay khước từ cứu xét bất cứ đề nghị nào, họ cũng không chịu đưa ra đề nghi mới của riêng họ, mà chỉ đọc lại từng chữ những yêu sách công khai trước đây. Đi xa hơn, Tổng thống Nixon còn cho biết ròng rã 3 nam thương thuyết vừa công khai vừa kín đáo với Bắc Việt, Hoa Kỳ đã đề nghị những gì mà một vị Tổng thống Hoa Kỳ có thể đề nghị được, chẳng hạn đề nghị xuống thang chiến cuộc, đề nghị ngừng bắn và một thời hạn rút quân, đề nghị một cuộc tuyển cử tại Nam Việt Nam v.v... nhưng “Bắc Việt đã đáp ứng những đề nghị đó bằng những lời lẽ xấc xược và thóa mạ”. Tổng thống Nixon kết án Bắc Việt đã khước từ một cách trắng trợn và kiêu căng việc thương nghị một đường lối kết liễu chiến cuộc và vãn hồi hòa bình. Sự trả lời của họ đối với bất cứ đề nghị hòa bình nào của Hoa Kỳ bằng cách leo thang chiến tranh. Bởi những lẽ đó và để bảo đảm sinh mạng 60 nghìn binh sĩ Mỹ còn lại tại Nam Việt Nam khỏi bị đe dọa Tổng thống Nixon nói rằng không còn cách nào khác hơn là phải hành động cương quyết bằng cách ban hành 4 biện pháp trên. Song song bốn biện pháp đó, Tổng thống Nixon còn đưa ra hai điều kiện để chấm dứt: 1, Tất cả các tù binh Hoa Kỳ phải được hồi hương. 2. Phải có một cuộc ngừng bắn có quốc tế giám sát trên toàn cõi Đông Dương. Tổng thống Nixon coi hai điều kiện trên đây là rộng rãi, không còn đòi hỏi bất cứ phía nào phải đầu hàng hay mất thể diện. Những điều kiện mà Tổng thống Nixon coi là rộng rãi thì Bắc Việt lại cho là quá chật hẹp, không thể chấp nhận được. Bởi thế, dầu không còn đủ sức mở những trận tấn công lớn, nhưng Bắc Việt vẫn bị dồn vào thế phải bám vào miền Nam Việt Nam để hứng chịu những cuộc oanh tạc nặng nề trên toàn miền Bắc trung vình mỗi ngày có khoảng 200 phi vụ do Không quân Mỹ thực hiện, trong số kể cả những phi vụ của những pháo đài bay B-52. Cuộc công du Nga Sô của Tổng thống Nixon diễn ra bình thường hồi hạ tuần tháng 5-1972. Nhân cuộc công du này, Mỹ - Nga đã đạt được những hiệp ước song phương rất quan trọng, và chiến tranh Việt Nam mà nhiều người lầm tưởng sẽ được giải quyết nơi đây thì ngay sau đó, nó vẫn tiếp tục leo thang, Bắc Việt vẫn bị dội bom và phong toả. Tháng 10-1972, trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Nixon còn muốn thực tâm tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh Việt Nam; dư luận thế giới cũng đinh ninh rằng vì nhu cầu bầu cử ít nhất Tổng thống Nixon phải có một hành động ngoạn mục để chứng minh với cử tri rằng ông đã giữ lời hứa khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu hồi 1969. Càng gần đến ngày bầu cử 7-11-1972, người ta càng thấy những hoạt động ngoại giao nhộn nhịp của Hoa Thịnh Đốn - đặc biệt của Tiến sĩ Kissinger và phụ tá Haig. Tiến sĩ Kissinger đị lại thường xuyên giữa Hoa Thịnh Đốn, Ba Lê và Sài gòn, bí mật hội đàm với Lê Đức Thọ nhiều lần, rồi tiết lộ nội dưng những cuộc mật đàm này với Tổng thống Pháp Pompidou. Trong khi đó, tình hình chính trị miền Nam Việt Nam sôi động mạnh, cờ quốc gia mầu vàng ba sọc đỏ được lệnh vẽ, dán và treo khắp nơi, khiến giá cờ leo thang và một số người lợi dụng cơ hội hốt được nhiều tiền. Chưa bao giờ ở miền NamViệt Nam diễn ra quang cảnh cờ xí ngợp trơgi như những ngày cuối tháng 10-1972, có thể nói gần như mỗi người phải sắm một lá cơ để chuẩn bị đấu tranh chính trị với Cộng sản. Cùng với phong trào vẽ cờ, dán cờ, treo cờ, các đảng phái, đoàn thể, tôn giáo hội họp liên miên, vì ai cũng tưởng rằng Hoa Kỳ và Bắc Việt đã thỏa thuận ký hiệp ước ngừng bắn vào ngày 31-10-1972, hiệp ước đó - theo dư luận một số người - sẽ bất lợi cho Nam Việt Nam. Việc Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội thỏa thuận thỏa thuận ký hiệp ước ngừng bắn vào ngày 31-10-1972 là điều có thật. Nhưng ngày 26-10-1972, tiến sĩ Kissinger - nhân vật đã mật đàm nhiều lần với Lê Đức Thọ - đột nhiên mở cuộc họp báo. Trong cuộc họp báo này, Tiến sĩ Kissinger chính thức tuyên bố rằng ngày 8-10-1972, lần đầu tiên Bắc Việt đã đưa ra một đề nghị khiến Hoa Kỳ có thì xúc tiến nhanh chóng cuộc thương nghị. Đề nghị đó là trước hết đôi bên chú trọng vào việc kết liễu chiến tranh về khía cạnh quân sự, từ bỏ yêu sách thành lập Chính phủ liên hiệp nắm trọn quyền hành tại Nam Việt Nam, đồng thời nhìn nhận các nhân vật lãnh đạo cùng những cơ cấu chính quyền hiện hữu của Sài gòn. Tiến sĩ Kissinger cũng nhìn nhận: “Các thương thuyết gia của Bắc Việt đã tỏ ra có thiện chí và rất nghiêm chỉnh”. Từ trước tới nay, tại các phiên họp hòa đàm cũng như mật đàm, Bắc Việt vẫn luôn luôn giữ vững lập trường: đòi giải quyết các vấn đề quân sự và chính trị cùng một lúc, đòi giải tán Chính phủ hiện hữu tại Nam Việt Nam, đòi giải quyết riêng rẽ vấn đề ba nước Việt-Mên-Lào, và đòi thành lập Chính phủ hòa hợp dân tộc để đi đến tổng tuyển cử. Việc Bắc Việt đột nhiên thay đổi lập trường, từ cứng rắn trở nên mềm dẻo, là một sự kiện đáng chú ý trong chiến tranh Việt Nam, khiến Hoa Kỳ đã thỏa thuận ký kết với họ một hiệp ước ngừng chiến vào ngày 31 tháng 10. Tuy nhiên, theo lời tuyên bố của tiến sĩ Kissinger trong cuộc họp báo tại Hoa Thịnh Đốn ngày 26-10-1972 thì “Người ta đã thấy mầm mống một sự hiểu lầm” và “Hoa Kỳ không thể ký một thỏa hiệp mà trong đó các chi tiết còn phải được thảo luận”. Những chi tiết cần phải được thảo luận thêm, tiến sĩ Kissinger nói ở đây, trước hết là “khả năng trừu tượng của một cuộc ngừng bắn” vì theo sự tiết lộ của tiến sĩ Kissinger thì “có lẽ không một phe nào đã nói được một cách minh bạch về vấn đề ấn định thời gian và phương cách thực hiện một cuộc ngừng bắn trong một quốc gia không có giới tuyến rõ ràng”. Thứ đến, trong cách hành văn của bản thỏa hiệp “còn có nhiều sự lờ mờ”, khiến cần phải có một phiên họp nữa để sửa lại cho rõ ràng. Những sự lờ mờ đó theo tiến sĩ Kissinger là “song song với cuộc ngừng bắn, còn kéo dài các cuộc hành quân để đủ thời gian thiết lập sự kiểm soát chính trị ở một vùng nào đó”. Hoa Kỳ muốn tránh nguy cơ tổn thất nhân mạng và có lẽ cả nguy cơ tàn sát ở vài nơi, nên muốn thảoluận những biện pháp để thiết lập một Ủy hội giám sát quốc tế cùng lúc với việc công bố ngừng chiến. Mặt khác, có những vấn đề ngôn ngữ, chẳng hạn Hoa Kỳ gọi Hội đồng hòa giải quốc gia là “Administration Structure” (Cơ cấu hành chính), để vạch rõ rằng Hoa Kỳ không coi nó như một cơ cấu có thể so sánh được với một Chính phủ Liên hiệp. Sau khi đã nêu ra những vấn đề chuyên môn trên đây, khiến Hoa Kỳ không thể ký thỏa ước ngừng bắn với Bắc Việt vào ngày 31-10-1972, tiến sĩ Kissinger còn nại ra những chứng cớ chính trị cho việc không ký kết đó. Tiến sĩ Kissinger nói rằng “Hoa Kỳ chỉ thảo luận những gì đã được thương nghị trước hết tại Hoa Thịnh Đốn rồi tại Sài gòn. Có rất nhiều điều thảo luận, hoặc giả như Sài gòn đã có sự phủ quyết về cuộc thương nghị của Hoa Kỳ”. Sài gòn, theo lời tiến sĩ Kissinger, đã bày tỏ ý kiến với một sự mạnh dạn cả công khai lẫn kín đáo, và Hoa Kỳ đã đồng ý ít nhiều với ý kiến Sài gòn. Thêm vào đó, còn một lý do khiến Hoa Kỳ từ chối việc ký hiệp ước ngừng bắn với Bắc Việt, vì trong thời gian có đồng nghiệp của tiến sĩ Kissinger, và cả chính ông nữa, tới Sài gòn cùng đi thăm một số quốc gia Đông Nam Á khác, nhận thấy tại những nơi ấy, đã có những ưu tư nào đó về những chô không rõ ràng nào đó trong bản dự thảo thỏa hiệp mà Hoa Kỳ nghĩ là cần phải tu chỉnh và hoàn thiện. (Trích lời tuyên bố của Kissinger với báo chí ngày 26-10-1972 ở Hoa Thịnh Đốn). Sau cuộc họp báo của tiến sĩ Kissinger, chuyện phải đến đã đến. Ngày 31-10-1972 mà nhiều người chờ đợi sẽ đem lại một cái gì mới lạ cho chiến tranh Việt Nam, đã qua đi trong im lặng, và cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ ngày 7-11-1972 diễn ra bình thường với sự tái đắc cử vẻ vang của Tổng thống Nixon. Trước ngày bầu cử, một thỏa hiệp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng mà rốt cuộc vẫn bị phủ nhận, huống hồ sau bầu cử, lại càng không có điều kiện nào bảo đảm Mỹ với Bắc Việt sẽ đi đến chỗ ký kết ngừng bắn, mặc dầu ông Kissinger lại qua Ba Lê, và các cuộc mật đàm vẫn cứ tiếp tục. Quả vậy, trong khi nhiều tin tức từ thủ đô Pháp đánh đi, nói tới sự cởi mở lại những phiên mật đàm, và trong khi bầu không khí chính trị ở Sài gòn sôi động nhất, thì bất thần ngày 16-12-1972, tiến sĩ Kissinger lại họp báo, to cáo thái độ ngoan cố của Hà Nội, đồng thời nhấn mạnh tới thiện chí tối đa của Hoa Kỳ trong việc mưu tìm hòa bình cho Việt Nam, và qua ngày 18-12-1972, Không lực Hoa Kỳ tái oanh tạc Bắc Việt với một mức độ kinh khủng chưa từng thấy. Với cuộc họp báo này, viẫn ảnh hòa bình cho Việt Nam và các dân tộc Đông Dương đã xa vời càng xa vời thêm, vì đôi bên cùng lúc tố cáo nhau bằng những lời lẽ nặng nề, và đều trút hết trách nhiệm phá hoại hòa bình cho nhau. Trong khi đó, phía Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã ra lệnh cho ông Kissinger hãy gián đoạn những cuộc thảo luận tại Ba Lê, bởi vì “càng ngày nó càng có tính chất của một trò chơi đánh đố với nhau”. Dầu ai phải ai quấy trong việc phá hoại hiệp ước ngừng ban thì thái độ chống quyết liệt của Chính phủ Sài gòn cũng phải được coi là một điểm mấu chốt. Thái độ đó ít nhất đã giúp Hoa Kỳ có thêm lý do để từ chối ký kết thỏa hiệp với Bắc Việt. Chưa ai biết trong tương lai, Hoa Kỳ có thực hiện được mục tiêu đối với Bắc Việt hay không, vì mục tiêu này, theo lời tiến sĩ Kissinger là “Muốn đi từ tình trạng đối nghịch sang tình trạng bình thường và từ tình trạng bình thường sang tình trạng hợp tác, chứ không phải một cuộc ngừng bắn”, nhưng khi mà chương trình Việt hóa chiến tranh được kể là thành công, và khi mà Hoa Kỳ rút được gần hết quân đội ra khỏi Nam Việt Nam, thì họ có quyền theo đuổi mục tiêu đó tới kỳ cùng, nếu Hà Nội ngoan cố, không chịu chấp thuận ý muốn của Mỹ thì cuộc chiến cứ tiếp tục, với mọi trách nhiệm lúc bấy giờ sẽ bị Mỹ trút hết lên đầu Bắc Việt.