Chương 8 Chiến Tranh Việt Nam
Chương 8
ể có một hình ảnh rõ ràng về sự liên hệ của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt
Nam; chúng ta hãy nhắc lại những đoạn tài liệu mật của Bộ Quốc phòng
Hoa Kỳ mà báo chí đăng lại hồi tháng 6-1971.
Theo tài liệu mật thì từ 1945 đến 1950, hai Chính phủ Truman và
Eisenhower đã có nhiều quyết định quan trọng về chính sách của Mỹ đối
với Việt Nam mà quần chúng Mỹ không hề hay biết, mãi tới lúc Kennedy lên
làm Tổng thống năm 1961, mới nhận thấy Mỹ đã liên hệ quá nhiều vào công
cuộc phòng thủ Việt Nam Cộng Hòa.
Tài liệu mật cho biết từ cuối 1945 đến 1946, Hồ Chí Minh đã tám lần gửi
thư cho Tổng thống Truman và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, yêu cầu giúp đỡ để
chống Pháp giành độc lập.
Thư của Hồ Chí Minh gửi cho Mỹ đúng vào giai đoạn Hoa Kỳ với Nga Sô
đang tranh giành quyền lợi kinh tế do Nhật để lại ở Mãn Châu và vùng
Đông bắc nước Tàu, và vì muốn độc chiếm những nguồn lợi to lớn này nên
Nga đã triệt để ủng hộ Trung Cộng, để Trung Cộng đánh bật phe Quốc gia
lui dần về phía Nam. Bởi thế, Chính phủ Truman mới quyết định viện trợ
cho Pháp chống Việt Minh và tìm cách đưa Bảo Đại sang Côn Minh để năm
1949, giải pháp Bảo Đại thành hình.
Với giải pháp Bảo Đại, Hoa Kỳ tin tưởng sẽ tiến tới thành lập một Chính
phủ quốc gia có quân đội riêng, có ngân sách riêng, có nền hành chánh
riêng, rồi ép buộc Pháp phải tuyến bố trao trả độc lập hoàn toàn cho
Việt Nam, như vậy, chính quyền Việt Minh đương nhiên mất hẳn danh nghĩa
và trở thành “bọn phiến loạn”, đúng như lời ông Nguyễn Quốc Định, đại
biểu chính quyền Bảo Đại tham dự hội nghị Geneve 1954, tuyến bố tại
phiên họp hôm 12-5-1954: “... từ 1954, dân chúng Việt Nam đã để cho Việt
Minh lãnh phần thực hiện Độc lập và Dân chủ của xứ sở, mặc dầu lúe ấy
Cộng sản đã có những mâu thuẫn trong nội bộ Việt Minh rồi. Nếu Cộng sản
giữ lời hứa thì sự thống nhất Việt Nam từ hồi 1946 đã không gẫy đổ như
ngày nay. Công cuộc chấp chánh của Việt Minh đã đi tới một cuộc khủng
hoảng, khiến Quốc trưởng Bảo Đại phải thay thế Việt Minh cai trị xứ sở.
Chính phủ của Quốc trưởng đã thực hiện trong mấy năm nay, vì dụ lịch sử
thống nhất quốc gia do Pháp trao trả Nam Kỳ lại cho Việt Nam và dùng Sài
gòn làm thủ đô. Sự thành lập một đạo quân quốc gia 300 ngàn người, sự
thành lập ngân sách. Đã có 35 nước nhìn nhận Việt Nam (của Bảo Đại) và
Việt Nam hiện nay là hội viên của nhiều cơ quan quốc tế. Nhò sự hiểu
biết của Pháp và sự nỗ lực tranh đấu của Quốc trưởng Bảo Đại, Liên hiệp
Pháp và Việt Nam đã ký kết một tuyến ngôn nhìn nhận nền độc lập cho Việt
Nam kể từ ngày 25-4-1954”.
“... ngày nay độc lập đã thực hiện xong, Việt Minh không còn lý do để
tiếp tục cuộc chiến tranh nữa. Nếu họ còn tiếp tục, họ sẽ bị coi như
phong trào rối loạn”.
Thê nhưng cái gọi là “nền độc lập” mà Pháp trao trả cho Việt Nam chỉ là
chiếc bánh vẽ, Quốc trưởng Bảo Đại không được sự tín nhiệm của những
người quốc gia, và chính quyền của ông bị lệ thuộc vào Pháp hoàn toàn,
đó là điều sai ý muốn của Hoa Kỳ, nên khi Tổng thống Eisenhower thuộc
đảng Cộng hòa lên cầm quyền hồi 1953 thì lá bài Ngô Đình Diệm được dùng
thay thế lá bài Bảo Đại.
Việc Mỹ xài lá bài Ngô Đình Diệm thay Bảo Đại, ngoài mục đích nhờ uy
tín của nhân vật quốc gia cực đoan này để loại bỏ hẳn ảnh hưởng Pháp ở
Việt Nam, hầu Hoa Kỳ có thể nhảy vào thay thế; còn mang một ý nghĩa sâu
xa hơn, nhằm tránh cuộc tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Băc như
hiệp ưởc Geneve quy định.
Tại sao Mỹ sợ một cuộc tổng tuyển cử như vậy? Rất dễ hiểu, bởi vì tuy
giải pháp Bảo Đại đã ra đời từ 1949, nhưng cho tới 1954 vẫn hãy còn quá
yếu về mọi mặt, và hoàn toàn chưa có một nền hành chính quy củ từ trung
ương xuống tận hạ tầng các thôn ấp khắp Việt Nam. Trên thực tế, chính
quyền đó chỉ kiểm soát được những thành thị lớn, còn nông thôn đều lọt
vào tay quân du kích Việt Minh, Tổng tuyển cử trong một tình trạng như
thế, khác gì đem Việt Nam dâng cho Cộng sản Việt Minh?
Mặt khác, chính sách của Hoa Kỳ lại gây tình trạng bất ổn tại các quốc
gia châu Á bằng những cuộc chiến tranh cục bộ, nếu để một trong hai phe
Quốc-Cộng ở Việt Nam thắng hay bại hoàn toàn thì cuộc chiến tranh đó sẽ
không còn nữa. Điều này không có lợi gì cho Hoa Kỳ?
Với chính sách đó, Hoa Kỳ giúp ông Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại để
lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, nhưng sau đó không lâu, Hoa Kỳ
hoàn toàn thất vọng, vì không sai khiến nổi ông Diệm, không thể biến ông
Diệm thành một Tổng thống bù nhùn tay sai, chỉ “ngồi chơi xơi nước”.
Năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy thuộc đảng Dân chủ lên thay Tổng
thống Eisenhower. Việc trước tiên của Chính phủ này thi hành ở Việt Nam
là làm áp lực, buộc ông Ngô Đình Diệm phải chấp nhận để Mỹ tăng phái bộ
cố vấn của họ ở Việt Nam lên 16 ngàn người, người ông Diệm nhất định
không nghe, và hễ sang dư người nào ngoài con số ấn định là bị trục xuất
ngay trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Trước thái độ ngoan cố, cứng đầu cứng cổ của ông Ngô Đình Diệm, Tổng
thống Kennedy phải quyết định “cúp viện trợ”. Theo những tài liệu được
phát giác sau này thì trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 9-1963, Chính
phủ Ngô Đình Diệm không còn nhận được một đồng xu nhỏ nào của Hoa Kỳ nên
chẳng biết lấy tiền đâu trả lương cho công chức - quân nhân, khiến ông
Diệm phải tạm vay tiền Ngân hàng quốc gia Việt Nam, vay quỹ bù trừ hối
đoái và quỹ hưu bổng công chức quân nhân.
Theo tiết lộ của bà Ngô Đình Nhu trong bản tài liệu “La paix!... A quel
prix” phổ biến tại châu Âu ngày 7-10-1966 thì “Về phần chồng tôi (tức
cố vấn Ngô Đình Nhu), trong cuộc chiến đấu cho quần chúng, nếu ông đã tự
giới hạn trong sự tự vệ chân chính, chống lại chủ nghĩa Cộng sản và chỉ
dùng chiến tranh du kích chống lại chiến thuật du kích mà Cộng sản đã
gây ra, thì chỉ từ những lý do nhân đạo hơn là chính trị. Do đó, chúng
tôi đã bảo vệ được độc lập xứ sở mà không cần đến sự can thiệp của các
lực lượng ngoại quốc.
Năm 1963, nhờ vào sự thiết lập nhanh chóng hệ thống Ấp chiến lược mà
các vùng thôn quê trọng yếu được bảo vệ, mặc dù có một chiến dịch tuyên
truyền quốc tế của Cộng sản và của người Mỹ đã không ngớt đả kích chương
trình này. Như vậy, chúng tôi đã hoàn thành không cần đến những đoàn
quân ngoại quốc trong việc bảo vệ xứ sở chúng tôi, nhất là trong lãnh
vực của cuộc chiến tranh phá hoại do cộng sản gây ra.
Nhờ thành công của chương trình Ấp chiến lược nên chúng tôi chỉ còn cần
những sĩ quan Hoa Kỳ làm huấn luyện viên, dậy cho Quân lực Việt Nam
Cộng Hòa cách sử dụng vũ khí và các loại trực thăng do Mỹ viện trợ.
Khi chiến thắng đã ló dạng, người Mỹ theo sáng kiến riêng của họ, đã
gửi sang Việt Nam cho chúng tôi nhiều cố vấn hơn, nâng tổng số lên 12
ngàn người.
Tổng thống Ngô Đình Diệm và chúng tôi nhận thấy con số này quá nhiều so
với nhu cầu nên nhất quyền chống lại. Do đó mà báo chí Mỹ đã vội vã gán
cho Tổng thống Diệm và chồng tôi là “những kẻ chống Mỹ”.
Nên biết Tổng thống Kennedy đã từng xác nhận công khai rằng “Những cố
vấn Hoa Kỳ sẽ rút về ngay khi Chính phủ yêu cầu”, nhưng thay vì đưa về
lập tức ít nhất là phân nửa số cố vấn hiện hữu tại Việt Nam như lời hứa
thì trái lại, Tổng thống Kennedy cho gửi ngay tức khắc sang Việt Nam một
số cố vấn khác đông gấp đôi số hiện có, nghĩa là vào khoảng 16 ngàn
người tất cả bất chấp những phản ứng quyết liệt của Chính phủ Việt Nam
Cộng Hòa, vì vậy mà chiến cuộc bắt đầu leo thang.
Lúc bấy giờ, cái phi lý của người Mỹ là đòi hỏi chúng tôi những cái mà
Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đang tìm kiếm. Họ bảo hoàn cảnh 1963 cho
phép họ làm như vậy, khiến tính cánh hợp pháp của Chính phủ Việt Nam
Cộng Hòa hồi bấy giờ phải hoàn toàn tùy thuộc vào sự phản đối hay đồng ý
của người Mỹ.
Năm 1963, áp lực của Hoa Kỳ được thể hiện trong vấn đề mà Tổng thống
Kennedy gọi là “nỗ lực chiến tranh”, và những sáng kiến của chúng tôi về
công cuộc chống du kích hoặc phản công trong trường hợp Bắc Việt chuyển
từ chiến. tranh du kích qua chiến tranh quy ước đã không được Chính phủ
Mỹ chú ý, Điều này đủ để giải thích tại sao Tổng thống Ngô Đình Diệm và
chúng tôi đã nhất quyết từ chối sáng kiến “leo thang chiến tranh”, và
chính vì nguyên do này mà chúng tôi bị Hoa Kỳ tố cáo liên tiếp là “thụ
động trong nỗ lực chiến tranh”, và phải chịu nhiều sự che trách nặng nề
về mọi phía.
Vì vậy mà Tổng thống Kennedy đã đòi phải có sự thay đổi chính trị và
nhân sự tại miền Nam Việt Nam, để cho “nỗ lực chiến tranh” khỏi bị trở
ngại, và Đại sứ Henry Cabot Lodge được ủy nhiệm chuyển giao cho Chính
phủ Sài gòn một bức thông điệp với lời lẽ rõ rệt hơn.
Bức thông điệp buộc Tổng thống Ngô Đình Diệm phải loại bỏ người em là
Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu, và buộc chồng tôi cùng tôi phải tự nguyẹn
rời khỏi xứ sở vĩnh viễn, để cho Hiệp Chủng Quốc khỏi phải áp dụng
những biện pháp khác mà họ có thể dùng để chống lại Chính phủ Nam Việt
Nam”.
Những tố cáo trên đây của bà Ngô Đình Nhu hoàn toàn phù hợp với các tài
liệu mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mà báo Mỹ Boston Globe đăng tải hồi
tháng 6-1971. Tài liệu này nói rằng “Ngay từ ngày 1-5-1961 (nghĩa là
Trung Hoa lục địa ông Kennedy làm lễ nhận chức Tổng thống Hoa Kỳ được
năm tháng), Tổng thống Kennedy đã chấp thuận bằng công văn số 52 toàn bộ
kế hoạch hoạt động quân sự bí mật do một Ủy ban đặc biệt nghiên cứu về
vấn đề Việt Nam đệ trình”. Kế hoạch này gồm các điểm sau đây:
- Gửi điệp viên ra Bắc Việt hoạt động và dùng phi cơ dân sự thả dù tiếp
tế cho những điệp viên này (phi cơ dân sự này do các phi công mang quốc
tịch châu Á điều khiển, hầu hết là công dân Đài Loan thuộc Trung Hoa
Quốc Gia).
Lén đưa Lực lượng đặc biệt từ miền Nam Việt Nam sang vùng Đông Nam Ai
Lao lùng diệt căn cứ và lộ tuyến tiếp tế của Cộng sản Bắc Việt (Lực
lượng đặc biệt này được Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập dưới sự thúc
đẩy của Mỹ, do Mỹ huấn luyện, võ trang và đài thọ lương bổng. Lực lượng
này đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Lê Quang Tung, và ông này đã bị
thủ tiêu hôm đảo chính 1-11-1963).
- Thiết lập những ổ võ trang chống Cộng sản Bắc Việt; những căn cứ bí
mật, những toán phá hoại, quấy nhiễu hậu tuyến đối phương.
- Tổ chức các phi vụ thả truyền đơn xuống lãnh thổ Bắc Việt, phát động
du lích chiến, và nếu cần, cho cố vấn Hoa Kỳ tham chiến để đối phó với
mọi nỗ lực tiếp liệu của Cộng sản Bắc Việt quanh vùng Tchépone (Ai Lao).
Song song với kế hoạch này, Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Cộng Hòa hồi bấy
giờ là tướng Maxwell Taylor còn gửi phúc trình mật ngày 2-11-1961, yêu
cầu Tổng thống Kennedy cho gửi gấp 8 (tám) ngàn bộ binh Hoa Kỳ sang Nam
Việt Nam, bề ngoài lấy cớ là tham dự công tác cứu trợ nạn lụt miền Trung
và miền Tây, và nếu với số quân này mà “không làm nổi chuyện gì” thì
Hoa Kỳ vẫn có cớ đưa thêm quân sang Nam Việt Nam.
Tất cả những kế hoạch trên Hoa Kỳ không phải nhằm tiêu diệt Cộng sản,
mà nhằm mở rộng và leo thang chiến tranh, hầu chính sách của Mỹ ở châu Á
được thực hiện, nhưng bị một chướng ngại rất lớn lao ngăn cản là sự
không đồng ý của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Muốn san bằng chướng ngại vật này, biện pháp trước tiên được Tổng thống Kennedy đem ra áp dụng là dùng viện trợ Mỹ làm áp lực.
Về viện trợ Mỹ hồi bấy giờ, tập tài liệu bà Ngô Đình Nhu cho biết:
“Cần phải hiểu rằng viện trợ Mỹ được căn cứ trên nguyên tắc là Chính
phủ Việt Nam Cộng Hòa có quyền chi tiêu cho những dự án cần thiết mà
không chịu sự kiểm soát của Chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng thực tế cho thấy
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chỉ nhận được một phần rất nhỏ viện trợ Mỹ
mà không biết gì đối với số còn lại. Người Mỹ lấy lý do số còn lại được
chi tiêu cho những công cuộc không trực tiếp liên hệ đến Chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa, chẳng hạn những hoạt động tuyên truyền do Cơ quan Thông
tin Hoa Kỳ điều khiển (US lNFORMATION AGENCY), để yểm trợ cho Chính phủ
Nam Việt Nam.
Có những ngân khoản trên giấy tờ thì do chính quyền Việt Nam sử dụng,
nhưng trên thực tế, chính quyền Việt Nam lại không có quyền dòm ngó tới
số tiền đó. Sự kiện này cho phép Chính phủ Hoa Kỳ đem hết khả năng tuyên
truyền phá hoại, chống lại Chính phủ Ngô Đình Diệm và lật đổ Chính phủ
này do chính số tiền viện trợ mà ông Diệm bị coi như mắc nợ đối với với
Hoa Kỳ.
Viện trợ Mỹ cho Việt Nam Cộng Hòa còn bao gồm cả các loại vũ khí cùng
sự tài trợ cho những hoạt động quân sự, đài thọ cho Lực lượng đặc biệt.
Mặt khác, Hoa Kỳ cũng trích ra từ ngân khoản viện trợ một số tiền 24
triệu đô-la để yểm trợ cho những phong trào chống lại Chính phủ. Như thế
đủ thấy số tiền viện trợ Mỹ mà Chính phủ Ngô Đình Diệm nhận được trên
giấy tờ, không ít thì nhiều, đã được dùng để thỏa mãn trước hết các
khuynh hướng quân phiệt cũng như khuynh hướng phá hoại trong sự giành
giật ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Về chương trình Ấp chiến lược trước khi nhận viện trợ Mỹ, chính chúng
tôi đã đưa ra điều kiện là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có thể thực hiện
một mình, nhưng Hoa Kỳ lại đòi quyền kiểm soát và duyệt xét chặt chẽ.
Hơn thế, họ còn đòi xen vào làm việc ngân sách quốc gia Việt Nam, song
chúng tôi đã không chịu để người Mỹ kiểm soát như vậy...”
Theo bà Ngô Đình Nhu, ngân khoản chính thức mà Chính phủ Ngô Đình Diệm
nhận được do Mỹ viện trợ trong suốt 9 năm của Đệ nhất Cộng hoàa, chỉ vào
khoảng hai tỷ đô-la mà thôi, không như ngày nay, chỉ trong vòng một
năm, ngân khoản đã lên đến 15 tỷ cho riêng nỗ lực chiến tranh.
Những tiết lộ trên đây cho thấy các chính quyền thuộc đảng Dân chủ Mỹ,
từ thời Tổng thống Truman qua đời Tổng thống Kennedy, đều có khuynh
hướng muốn để Hoa Kỳ trực tiếp liên hệ vào chiến tranh Việt Nam. Vì
khuynh hướng đó mà khi thấy không thể thuyết phục Tổng thống Ngô Đình
Diệm tiếp tay trong việc mở rộng và leo thang chiến tranh, Tổng thống
Kennedy đã hạ lệnh cho Đại sứ Henry Cabot Lodge phải bằng mọi cách,
triệt hạ kỳ được chính quyền này, “dù phải làm cỏ cả Phủ tổng thống”.
Việc lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ
tiết lộ rằng “Tổng thống Kennedy quyết định cử Phó tổng thống Johnson đi
Sài gòn vào tháng 5-1961 với sứ mạng thuyết phục ông Ngô Đình Diệm yêu
cầu Hoa Kỳ gửi quân qua Việt Nam, nhưng bị ông Ngô Đình Diệm trả lời là
ông không muốn lực lượng ngoại quốc vào lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp
Bắc Việt trực tiếp xâm lăng. Tổng thống Diệm nhấn mạnh: “Sự hiện diện
của quân đội ngoại quốc sẽ vì phạm thỏa ước quốc tế Geneve 1954”.
Vì không thuyết phục được Tổng thống Ngô Đình Diệm trong việc để quân
đội Mỹ qua Việt Nam nên Hoa Kỳ “khuyến khích nhóm đảo chính chống lại
cho tới cùng và hủy diệt Phủ tổng thống nếu cần để chiến thắng” và “buộc
gia đình ông Ngô Đình Diệm phải đầu hàng vô điều kiện”. Riêng ông Diệm
phải được đối xử tùy theo ý muốn của tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa”
(trích bản giác thư của Roger Hilstman, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ, phụ
trách Viến Đông sự vụ gửi cho Ngoại trưởng Dean Rusk ngày 30-8-1963).
Thực ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ tháng 11-1960, anh em ông
Ngô Đình Diệm đã đoán biết số phận của mình khi ứng cử viên John F.
Kennedy thuộc đảng Dân chủ đắc cử sít sao so với số phiếu bỏ cho ứng cử
viên Cộng hòa Richard Nixon, vì đường lối của đảng Dân chủ thường biểu
lộ tính cách quân phiệt, cứng rắn, và chỉ muốn Hoa Kỳ trực tiếp liên hệ
vào chiến tranh Việt Nam.
Nên nhớ giải pháp Ngô Đình Diệm là sản phẩm của đảng Cộng Hòa dưới thời
Tổng thống Eisenhower, và từ tháng 7-1954 là ngày ông Ngô Đình Diệm về
nước chấp chánh tới tháng Giêng 1961 là ngày ông John F. Kennedy lên
lãnh đạo Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mối bang giao giữa Việt Nam Cộng Hòa và
Mỹ quốc tuy cũng gặp trục trăc khó khăn, nhưng chưa đến nỗi nghiêm
trọng lắm.
Bởi thế, khi hay tin ứng cử viên đảng Dân chủ Kennedy trúng cử, anh em
ông Diệm đã tỏ vẻ buồn nản vì biết mình sẽ gặp lắm khó khăn, bèn vội vã
đề ra chính sách “thật lưng buộc bụng”, và định ban hành Luật hạ lương
quân nhân - công chức. Dự luật này do Dân biểu Cao văn Tường soạn thảo,
đã một dạo gây hoang mang thắc mắc trong hàng ngũ công chức - quân nhân,
nhưng cuối cùng chẳng hiểu vì sao mà không được áp dụng.
Lo sợ trước chính sách mới của tân Tổng thống Hoa Kỳ đã đến với Tổng
thống Ngô Đình Diệm sớm hơn ý tưởng, vì 5 tháng sau ngày lễ tuyên thệ
nhậm chức, Tổng thống Kennedy đã dồn dập làm áp lực, và cuối cùng đi đến
cuộc đảo chính, giết chết anh em ông Diệm ngày 1-11-1963.
Triệt hạ xong Tổng thống Ngô Đình Diệm, chưa ai biết ý định Tổng thống
Kennedy sẽ làm gì ở Việt Nam, vì ông bị ám sát chết ngay sau đó ba tuần
lễ (Kennedy bị ám sát chết ngày 23-11-1963 tại thành phố Dallas, Tiểu
bang Texas), nhưng theo tin AFP đánh đi ngày 25-1-1971 thì “chỉ vài
tiếng đồng hồ sau khi xảy ra vụ ám sát Tổng thống Kennedy, và ngay khi
còn đang ở trên phi cơ trở về Hoa Thịnh Đốn để đảm nhiệm chức vụ Tổng
thống theo hiến pháp, ông Lyndon Johnson đã quyết định tiếp tục theo
đuổi chính sách của vị tiền nhiệm”.
Tiếp tục theo đuổi chính sách của vị tiền nhiệm có nghĩa là Tổng thống
Johson thừa hưởng gia tài về đường lối lãnh đạo chiến tranh do cố Tổng
thống Kennedy để lại, và chỉ tám tháng sau ngày nhận chức vụ, Tổng thống
Johnson đã biến đổi hình thái chiến tranh đó bằng cách tạo ra cái gọi
là “biến cố Vịnh Bắc Việt” rồi ra lệnh cho Không lực Hoa Kỳ oanh tạc
miền Bắc và ra lệnh cho bộ binh nhảy vào tham chiến tại miền Nam.
Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ được báo Newsweek đăng tải, nói
rằng “Tất cả những quyết định quan trọng nhằm leo thang chiến tranh Việt
Nam đều được dự trù từ nhiều tháng trứoc khi Tổng thống Johnson đem ra
thi hành và Chính phủ Mỹ lừa phỉnh Quốc hội cùng với quần chúng bằng
cách bưng bít. Những gì xảy ra trong Biến cố Vịnh Bắc Việt ngày 4-8-1964
không đáng kể, vì Chính phủ đã bí mật thảo hoạch một hành động quân sự
quan trọng đánh Bắc Việt trước đó ít nhất là năm tháng, và đã dự thảo
sẵn một quyết nghị của Quốc hội nhằm ủng hộ mở rộng chiến tranh”.
Biến cố Vịnh Bắc Việt hồi tháng 8-1964 phải được kể là một điểm then
chốt trong chiến tranh Việt Nam hiện nay, vì nó là khởi thủy cho cuộc
oanh tạc đầu tiên của Không lực Hoa Kỳ xuống lãnh thổ Bắc Việt ngày
5-8-1964, rồi từ cuộc oanh tạc này đẻ ra nguyên nhân khiến Mỹ đưa nửa
triệu quân cơ giới vào miền Nam Việt Nam, với sự tham chiến của nhiều
nước Đồng minh Hoa Kỳ như Đài Loan, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân và
Thái Lan, làm cho chiến tranh Việt Nam mở rộng và leo thang.
Thực ra cho đến nay, cái gọi là “biến cố Vịnh Bắc Việt” vẫn hãy còn mù
mờ, mỗi bên nói một cách, mỗi người dự đoán một nẻo, còn tin tức thì
trái ngược và mâu thuẫn.
Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thì ngày 4-8-1964, lợi dụng sương mù dầy đặc,
các tiểu đỉnh Bắc Việt đã xông ra tấn công Đệ thất hạm đội đang hoạt
động ngoài khơi vịnh Bắc Việt, làm chiếc khu trục hạm Maddox bị thương
và vài chiếc khác bị hư hại.
Chính phủ Hoa Kỳ coi hành động này của Bắc Việt có tính cách khiêu
khích nghiêm trọng, cần phải trừng trị, nên sáng 5-8-1964, nhiều phi cơ
thuộc Không lực Mỹ, cất cánh từ các Hàng không mẫu hạm, xông vào lãnh
thổ Bắc Việt oanh tạc dữ dội.
Trước biến cố “Vịnh Bắc Việt”, một áp lực quốc tế đè nặng lên vấn đề
Đông Dương. Pháp, Nga Sô, Trung Cộng và cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
U-Thant nữa đều đưa ra một đề nghị triệu tập một hội nghị như hội nghị
Geneve về Việt Nam hồi 1954 để bàn về việc trung lập hóa toàn bán đảo
Đông Dương.
Đề nghị này trước tiên là sản phẩm của tướng De Gaulle, Tổng thống
Pháp. De Gaulle vẫn luôn luôn nuôi mộng được trở lại với những quyền lợi
to tát của nước Pháp ở Đông Dương vốn bị Mỹ dùng thế lực tước đoạt sau
ngày thất trận Điện Biên Phủ, nên cho rằng nếu toàn cõi Đông Dương trung
lập thì có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ mất nhiều ảnh hưởng, và Pháp lại có hy
vọng đóng một vai trò quan trọng Á Đông.
Sau khi tướng De Gaulle nêu đề nghị trên thì ngày 14-7-1964 Nga Sô liên
lạc với 14 quốc gia từng tham dự hội nghị Geneve và Ai Lao năm 1962,
nêu rõ lập trường nước Pháp và tiếp đến là sự tán đồng của Hà Nội biết
Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam.
Trước sự vận động quốc tế như vậy, Hoa Kỳ tất nhiên phải khẩn cấp trực
tiếp liên hệ vào chiến tranh Việt Nam, vì nếu không, Chính phủ Nguyễn
Khánh tại Sài gòn sẽ sụp đổ nhanh chóng, và kế hoạch rộng lớn của Mỹ tại
châu Á sẽ gặp lắm trở ngại, khó thực hiện.
Với biến cố Vịnh Bắc Việt, Hoa Kỳ đã bẻ gẫy âm mưu của tướng De Gaulle
và của Nga Sô nhằm trung lập hoa Đông Dương, vì trung lập như vậy không
phải chỉ để giết chết Nam Việt Nam mà còn làm thiệt hại nặng nề đến
quyền lợi Hoa Kỳ khắp vùng Đông Nam Á.
Đông Nam Á là vùng tranh chấp ảnh hưởng giữa các nước đế quốc tư bản
châu Âu từ thế kỷ thứ 18, và sau trận chiến tranh thế giới II, chỉ còn
lại ba khối lớn, Hoa Kỳ-Nga Sô-Trung Cộng. Còn Pháp, vì nuối tiếc quyền
lại cũ, nên luôn luôn đứng ngoài phá rồi bằng cách xúi nguyên giục bị và
thọc gậy bánh xe. Về phần Hoa Kỳ, vì nước họ quá giầu mạnh lại phát
triển hết sức mau, nên vấn đề mở rộng vòng đai an ninh và tìm kiếm thêm
nhiều thị trường là tối cần thiết.
Khi nói đến nền an ninh Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì phải hiểu rằng nó
liên hệ đến nền an ninh chung toàn thế giới, nếu tình hình châu Âu hay
châu Á sôi động thì có nghĩa là Hoa Kỳ cũng bị trực tiếp đe dọa, vì với
những phát minh kỳ diệu của nền khoa học hiện đại, một hoa tiễn liên lục
địa mang đầu đạn nguyên tử có thể bắn từ Thái Bình Dương bên này qua
Thái Bình Dương bên kia, rơi tới tấp xuống lãnh thổ nước Mỹ. Việc Hoa Kỳ
phóng vệ tinh do thám bay thường xuyên trên bầu trời Trung Cộng - Nga
Sô, cũng như việc phái Đệ thất hạm đội với tầu ngầm nguyên tử sang hoạt
động vùng Viễn Đông là nhằm bảo vệ nền an ninh Hoa Kỳ khỏi bị một cuộc
tấn công bất ngờ.
Vi khoa học tiến bộ quá mau lẹ, nên chẳng những Hoa Kỳ mà Nga Sô cũng
phóng vệ tinh do thám, còn Trung Cộng thì chế tạo được bom nguyên tử và
hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử. Bởi thế, sự hiện diện của
quân đội Mỹ với các căn cứ quân sự trọng yếu ở Đông Nam Á là điều bắt
buộc dù Mỹ có thể bị thế giới kết án là đang theo đuổi chính sách “tân
đế quốc thực dân”.
Ngoài việc bảo vệ an ninh cho mình, Hoa Kỳ còn nhằm mục đích khác ở
Đông Nam Á là bành trướng ảnh hưởng, tìm kiếm thị trường. Muốn biết mục
đích này quan trọng như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua sức phát
triển mãnh liệt của dân tộc Mỹ.
Hoa Kỳ có một lịch sử lập quốc khoảng trên 300 năm. Hiến pháp được soạn
ra từ 1787 với 13 tiểu bang, nhưng chưa đầy 200 năm sau, số tiểu bang
nhảy vọt lên 50, song chưa phải là hết mà người ta còn tiên đoán rằng
càng ngày, trên quốc kỳ Hoa Kỳ còn gắn thêm nhiều ngôi sao, mỗi ngôi sao
tiêu biểu cho một tiểu bang, và rất có thể này mai, Phi Luật Tân sẽ là
tiểu bang thứ 51 của Mỹ, vì tại xứ này đang có một phong trào vận động
để dân tộc Phi được hương cái “vinh dự” đó.
Về kinh tế, tuy Hoa Kỳ cũng từng gặp những cơn khủng hoảng đến phải đổ
đồ thặng dư xuống biển, vì không có thị trường tiêu thụ, nhưng luôn luôn
vẫn là một nước dẫn đầu về tích trữ vàng, nhờ thế mà đồng đô-la giữ
vững giá, ngay cả trong thời kỳ thế giới gặp đại chiến.
Nên biết rằng Hoa Kỳ là xứ rất nhiều kim loại và khoáng chất, họ sản
xuất hàng năm khoảng 70 triệu tấn sắt dùng cho các ngành kỹ nghệ sản
xuất. Đa phần từ số kim loại khai thác được là ở vùng Lake Superior, và
không kể những kim loại tốt đang khai thác, số kim loại xấu, chưa đến
tuổi, còn nằm sau dưới đất, có thể khai thác hàng trăm năm cũng chưa
hết.
Ngoài sắt, thép là mỏ than. Than đá là tài nguyên quan trọng thứ hai tại Hoa Kỳ, số dự trữ có thể dùng cả hàng ngàn năm sau.
Ngoài than đá là dầu lửa, các giếng dầu ở Hoa Kỳ sản xuất hàng năm
chừng 400 ngàn triệu lít. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có một khoáng chất hết
sức quý, chính khoáng chất này đã đưa Hoa Kỳ lên địa vị siêu cường quốc
nguyên tử hiện nay. Đó là mỏ Uranium.
Vì thiếu kim loại và khoáng chất như vậy nên xu hướng phát triển của
Hoa Kỳ là kỹ nghệ nặng, trong đó, khoảng 80% là kỹ nghệ quốc phòng.
Theo những tài liệu gần đây của Phòng Liên vụ thông tin Hoa Kỳ thì từ
1955, chi tiêu của Chính phủ Liên bang được dùng vào việc quốc phòng là
hai phần ba (2/3). Phần vòn lại được chi tiêu vào các công cuộc an lạc
công cộng, phát triển các tài nguyên về đất đai, y tế, giáo dục v.v...
Nước Mỹ giàu đương nhiên dân Mỹ có lợi tức cao nhất thế giới, đa số
người Mỹ có lợi tức hàng năm hai ngàn đô-la (hơn một triệu bạc Việt Nam)
cho mỗi người, và lợi lức trung bình hàng năm cho mỗi quyết định chừng
sáu ngàn rưởi đô-la (trên bốn triệu đồng Việt Nam). Lợi tức trung bình
này không phải nằm yên một chỗ nữa cứ mỗi năm một tăng và Chính phủ Hoa
Kỳ dự trù rằng qua năm 1980, lợi tức đó sẽ gần gấp đôi hiện tại.
Hiện tại ở Mỹ, cứ 6 gia đình thì một gia đình được coi là nghèo, nhưng
nghèo ở đây là theo tiêu chuẩn của Chính phủ Mỹ, nghĩa là gia đình nào
có lợi tức trung binh hàng năm khoảng ba ngàn đô-la thì bị coi là nghèo
(ba ngàn đô-la gần bằng hai triệu rưỡi bạc VN theo giá bây giờ). Nghèo
theo tiêu chuẩn này thì tại Việt Nam Cộng Hòa, tất cả các Tổng, Bộ
trưởng nếu sống hoàn toàn vào đồng lương thuần tuý, đều bị liệt vào hạng
nghèo hết.
Căn cứ vào những bản thống kê thì mỗi người Mỹ chỉ cần làm việc 5 phút
là mua được nửa ký bánh mì, làm 2 phút mua được một ký khoai, làm 12
phút mua được nửa ký thịt bò, làm 8 phút mua được nửa ký bơ, làm 6 phút
mua được một lít sữa, làm 7 giờ mua được một đôi giầy bằng da thật tốt;
và làm 20 giờ mua được một bộ y phục bằng len.
Sự giầu mạnh của nước Mỹ; sự sung túc của dân chúng là nhờ vào tài
nguyên quốc gia quá dồi dào và nhờ vào sức cần cù cùng óc tính toán khoa
học của họ, khi Mỹ đã giầu thì dĩ nhiên Mỹ phải tìm đủ cách bành trướng
mãnh liệt khắp năm châu thế giới. Vậy thì chúng ta không nên lấy làm lạ
tại sao Việt Nam là một xứ nghèo nên? chẳng mang lại lợi lộc gì cho
nước Mỹ, thế mà Chính phủ Mỹ vẫn đổ người, đổ của vào đây. Hiểu nước Mỹ
và hiểu người Mỹ sơ qua như vậy tức là hiểu được lý do của vấn đề.
Vì những sự việc như thế nên bắt buộc Hoa Kỳ phải tìm đủ mọi cách liên
hệ vào chiến tranh Việt Nam. Sự liên hệ này, những phiến diện bề ngoài,
những kẻ không hiểu cặn kẽ vấn đề cứ tưởng Hoa Kỳ đang sa lấy.
Sự liên hệ của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam nặng nề nhất là thời
Tổng thống Johnson. Người lãnh đạo Hoa Kỳ gốc Texas này có một chính
sách làm cho chính trường miền Nam Việt Nam rối loạn cả lên nào đảo
chính, chỉnh lý, nào Công giáo - Phật giáo đâm chém nhau tại bùng binh
chợ Bến Thành, nào vụ Hiến chương Vũng Tàu của tướng Nguyễn Khánh, nào
phong trào Phật giáo tranh đấu ở miền Trung v.v... Nguy hiểm nhất biến
cố Tết Mậu Thân 1968.
Trong khi tình hình miền Nam rối loạn thì Không lực Mỹ không ngớt oanh
tạc miền Bắc, và bộ binh cơ giới Mỹ cứ hết đợt này đến đợt khác đổ vào
miền Nam, lên tới con số trên nửa triệu người. Thế là chiến tranh mở
rộng và leo thang.
Khi mở rộng và leo thang chiến tranh như vậy Hoa Kỳ nói rằng đó là nhằm
bảo vệ miền Nam Việt Nam khỏi rơi vào tay Cộng sản: nhưng theo giác thư
của Thứ trưởng Quốc phòng John Mc Nanghton gửi Bộ trưởng McNamara “Mục
tiêu của cuộc chiến tranh ở Việt Nam gồm 70 phần trăm nhằm tránh một sự
thảm bại nhục nhã cho Hoa Kỳ, 20 phấn trăm để giữ miền Nam Việt Nam khỏi
rơi vào tay Cộng sản Trung Hoa, và chỉ 10 phần trăm cốt để nhân dân
miền Nam được hưởng một đời sống tốt đẹp hơn, tự do hơn”.
Nhân dân miền Nam Việt Nam có được hưởng một đời sống tốt đẹp hơn từ
ngày Mỹ đổ nửa triệu quân vào hay không thì thực tế đã trả lời. Riêng
miền Bắc, kể từ tháng 2-1965 đến tháng 6-1968 đã phải hứng chịu
2.581.876 tấn bom do 107.700 phi xuất của Không lực Mỹ dội xuống. Những
vụ oanh tạc khủng khiếp này chỉ được tạm chấm dứt từ 1-11-1968 vì nhu
cầu bầu cử bên Mỹ.
Bởi liên hệ quá sâu xa như vậy nên năm 1969, khi nhậm chức Tổng thống
Hiệp Chủng Quốc, ông Richard Nixon đã đề ra chính sách Việt hóa và công
bố lịch trình rút quân. Với lịch trình này, Tổng thống Nixon đã hạ thấp
con số từ trên 500 ngàn xuống còn 29 ngàn, nhưng thay vì chiến tranh
chấm dứt thì nó lại bước vào một khuc quanh mới và bùng lên mãnh liệt
bởi cuối tháng 3-1972, khi Bắc Việt bất thấn xua quân vượt tuyến, dùng
lối đánh quy ước tấn công vào các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa ở hai tỉnh
địa đầu giới tuyến Quảng Trị - Thừa Thiên, sau đó lan rộng ở An Lộc,
Kontum, Bình Định và ở cá Ai Lao - Kampuchea
No comments:
Post a Comment